Đề giữa học kỳ 1 Địa lí 10 năm 2024 – 2025 trường THPT Kẻ Sặt – Hải Dương

THI247.com sưu tầm và giới thiệu đến bạn đọc nội dung đề thi và bảng đáp án / hướng dẫn giải Đề giữa học kỳ 1 Địa lí 10 năm 2024 – 2025 trường THPT Kẻ Sặt – Hải Dương.

Câu 1. Để biểu hiện hướng gió, người ta thường dùng phương pháp nào sau đây? A. Kí hiệu. B. Chấm điểm. C. Bản đồ – biểu đồ. D. Kí hiệu đường chuyển động. Câu 2. Để thể hiện các mỏ than trên lãnh thổ nước ta, người ta thường dùng phương pháp A. kí hiệu. B. chấm điểm. C. đường chuyển động. D. khoanh vùng. Câu 3. Để thể hiện các trung tâm công nghiệp trên lãnh thổ nước ta, người ta thường dùng phương pháp nào sau đây? A. kí hiệu. B. chấm điểm. C. đường chuyển động. D. khoanh vùng.
Câu 4. Để thể hiện sự phân bố dân cư trên một lãnh thổ, người ta thường dùng phương pháp A. kí hiệu. B. chấm điểm. C. đường chuyển động. D. khoanh vùng. Câu 5. Để thể hiện vùng phân bố các dân tộc khác nhau, người ta thường dùng phương pháp nào sau đây? A. Kí hiệu. B. Khoanh vùng. C. Bản đồ – biểu đồ. D. Kí hiệu đường chuyển động. Câu 6. Vật liệu cấu tạo vỏ Trái Đất gồm ba nhóm: A. Đá macma, đá granit, đá vôi. B. Đá macma, đá trầm tích và đá phiến C. Đá macma, đá trầm tích, đá biến chất. D. Vỏ đại dương, Man ti trên, nhân Trái Đất.
Câu 7. Nhận định nào dưới đây không đúng về đặc điểm của vỏ Trái Đất? A. gồm vỏ lục địa và vỏ đại dương. B. vỏ đại dương dày hơn vỏ lục địa. C. có độ dày dao động từ 5 km đến 70 km. D. vỏ lục địa cấu tạo bởi ba tầng đá Câu 8. Lớp vỏ đại dương được cấu tạo chủ yếu bằng A. granit. B. trầm tích. C. badan. D. trầm tích và granit. Câu 9. Loại đá nào dưới đây thuộc nhóm đá macma? A. sa thạch. B. đá vôi. C. đá badan. D. đá hoa. Câu 10. Lớp vỏ lục địa được cấu tạo chủ yếu bằng A. đá phiến. B. trầm tích. C. badan. D. granit.
Câu 11. Nguồn gốc hình thành Trái Đất liên quan chặt chẽ với sự hình thành A. sự sống. B. Mặt Trăng. C. Vũ Trụ. D. hệ Mặt Trời. Câu 12. Vỏ Trái Đất và phần cứng mỏng phía trên của Manti gọi là A. lớp Manti. B. vỏ đại dương. C. thạch quyển. D. vỏ lục địạ. Câu 13. Nhìn chung, vùng tiếp xúc giữa các mảng kiến tạo thường A. là những nơi không ổn định, có hoạt động kiến tạo xảy ra. B. rất ổn định. C. có diện tích nhỏ và kéo dài theo chiều kinh tuyến.

[ads]