THI247.com sưu tầm và giới thiệu đến bạn đọc nội dung đề thi và bảng đáp án / hướng dẫn giải Đề thi HSG Lịch sử 11 lần 1 năm 2023 – 2024 trường THPT Ngô Gia Tự – Vĩnh Phúc.
Câu 1. Về chính trị, công cuộc cải cách mở cửa của Trung Quốc đạt được thành tựu nổi bật là A. xây dựng được hệ thống lí luận về chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc. B. đạt tốc độ tăng trưởng cao, trở thành nước đứng thứ hai thế giới. C. đời sống nhân dân được cải thiện, mức sống được nâng cao. D. trở thành cường quốc phần mềm lớn nhất thế giới. Câu 2. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong công tác dân tộc và chính sách dân tộc? A. Đề ra chủ trương chính sách phù hợp từng thời kỳ. B. Đề ra chủ trương chính sách hoạt động tôn giáo. C. Kêu gọi toàn dân tham gia vào Mặt trận dân tộc. D.Nghiêm cấm mọi hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo.
Câu 3. Cuộc khởi nghĩa nào sau đây không diễn ra ở Cam-pu-chia trong những năm cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX? A. Khởi nghĩa của A-cha-xoa (1863 – 1866). B. Khởi nghĩa của nhà sư Pu-côm-bô (1866 – 1867). C. Khởi nghĩa của Hoàng tử Đi-pô-nê-gô-rô (1825 – 1830). D. Khởi nghĩa của Hoàng thân Si-vô-tha (1861 – 1892). Câu 4. Nội dung nào sau đây không phải là lí do cần học tập lịch sử suốt đời? A. Lịch sử còn nhiều bí ẩn cần khám phá. B. Cần bỏ qua quá khứ để hướng tới tương lai. C. Giúp chung ta chung sống với thế giới. D. Cần vận dụng tri thức lịch sử vào cuộc sống.
Câu 5. Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng vai trò của “Quan xưởng” trong thủ công nghiệp nhà nước? A. Tạo ra sản phẩm chất lượng cao phục vụ nhu cầu của triều đình phong kiến. B. Tạo ra các hình mẫu hỗ trợ thủ công nghiệp cả nước phát triển. C. Huy động lực lượng thợ thủ công tay nghề cao phục vụ chế tác, buôn bán. D. Tạo ra sản phẩm chất lượng cao để trao đổi buôn bán trong và ngoài nước. Câu 6. Thông qua việc tổng kết thực tiễn, rút ra bài học kinh nghiệm là nhiệm vụ nào của Sử học? A. Dự báo. B. Giáo dục. C. Tuyên truyền. D. Nhận thức. Câu 7. Nhận định nào sau đây phản ánh không đúng khi nói đến sự cần thiết của việc học tập, khám phá lịch sử suốt đời? A. Tri thức lịch sử gắn liền với sự xuất hiện nguồn sử liệu mới. B. Nhận thức lịch sử phụ thuộc vào nội dung nghiên cứu. C. Tri thức lịch sử luôn biến đổi và phát triển không ngừng. D. Nhận thức về sự kiện, hiện tượng lịch sử có thể thay đổi.
Câu 8. Nhận thức lịch sử không phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây? A. Điều kiện và phương pháp để tìm hiểu. B. Nội dung và phương pháp nghiên cứu. C. Nhu cầu và năng lực của người tìm hiểu. D. Mức độ phong phú của thông tin sử liệu. Câu 9. Nội dung nào sau đây là vai trò của công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể? A. Hạn chế tác động tiêu cực của điều kiện tự nhiên và con người đến di sản. B. Tạo ra môi trường thuận lợi cho sự sinh sống và phát triển của các di sản. C. Góp phần phát triển đa dạng sinh học và làm tăng giá trị của di sản. D. Góp phần lưu trữ và thực hành di sản từ thế hệ này sang thế hệ khác.
[ads]