Đề thi HSG Lịch sử 12 lần 1 năm 2023 – 2024 trường THPT Lý Thái Tổ – Bắc Ninh

THI247.com sưu tầm và giới thiệu đến bạn đọc nội dung đề thi và bảng đáp án / hướng dẫn giải Đề thi HSG Lịch sử 12 lần 1 năm 2023 – 2024 trường THPT Lý Thái Tổ – Bắc Ninh.

Câu 1: Những giai cấp cũ trong xã hội Việt Nam có từ trước cuộc khai thác thuộc địa của Pháp, đó là giai cấp nào? A. Nông dân, địa chủ phong kiến, tư sản dân tộc B. Nông dân, địa chủ phong kiến C. Nông dân, địa chủ phong kiến, công nhân D. Nông dân, địa chủ phong kiến, thợ thủ công Câu 2: Nhận xét nào sau đây là đúng về phong trào công nhân Việt Nam trong những năm 1928- 1929? A. Phát triển mạnh mẽ và có một tổ chức lãnh đạo thống nhất B. Chứng tỏ giai cấp công nhân đã đủ sức lãnh đạo cách mạng C. Có sức quy tụ và dẫn đầu phong trào yêu nước D. Có tính thống nhất cao theo một đường lối chính trị đúng đắn.
Câu 3: Quyết định nào của hội nghị Ianta (tháng 2 – 1945) đã buộc nhân dân các nước Đông Nam Á phải tiếp tục đứng lên đấu tranh bảo vệ nền độc lập của mình? A. Các vùng còn lại của châu Á vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng của các nước phương Tây B. Thống nhất mục tiêu chung là tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản. C. Việc giải giáp Quân Nhật ở Đông Dương được giao cho quân đội Anh và quân đội Trung Hoa Dân Quốc D. Quân đội Mỹ chiếm đóng Nhật Bản và Nam Triều Tiên.
Câu 4: Năm 1936, Đảng đã đề ra chủ trương thành lập mặt trận với tên gọi? A. Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương B. Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương C. Mặt trận dân chủ Đông Dương D. Mặt trận Việt Minh Câu 5: Hoạt động nào của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của phong trào công nhân Việt Nam từ cuối năm 1928? A. Nguyễn Ái Quốc mở lớp đào tạo cán bộ cách mạng tại Quảng Châu B. Thực hiện chủ trương “vô sản hóa”, đưa hội viên vào lao động với công nhân C. Xuất bản báo “Thanh niên” và tác phẩm “Đường Kách mệnh” D. Đưa hội viên đi học tại Liên Xô và Trung Quốc.
Câu 6: “Quân Nhật ở Đông Dương rệu rã, Chính phủ Trần Trọng Kim hoang mang tột độ. Điều kiện khách quan thuận lợi cho tổng khởi nghĩa đã đến” (SGK Lịch sử 12, trang 115). Điều kiện khách quan thuận lợi trong đoạn trích trên được hiểu là A. Quần chúng đã sẵn sàng đấu tranh B. Sự ủng hộ tuyệt đối của quân Đồng Minh C. Các lực lượng vũ trang đã vào vị trí D. Phát xít Nhật đầu hàng vô điều kiện.

[ads]