Chuyên đề quang hệ ghép bồi dưỡng HSG Vật lí 11 gồm 29 trang, được trích dẫn từ cuốn sách Công Phá Đề Thi Học Sinh Giỏi Vật Lí Lớp 11 của tác giả Nguyễn Phú Đồng.
A. TÓM TẮT KIẾN THỨC
B. NHỮNG CHÚ Ý KHI GIẢI BÀI TẬP
VỀ KIẾN THỨC VÀ KĨ NĂNG:
1. Phương pháp tương đương thực chất cũng được xây dựng từ phương pháp về sự tạo ảnh liên tiếp với l 0. Do đó có thể coi phương pháp tương đương là trường hợp đặc biệt của phương pháp về sự tạo ảnh liên tiếp.
2. Khi vẽ đường truyền của tia sáng qua các quang hệ cần chú ý: – Đối với gương: Tuân theo định luật phản xạ ánh sáng với: + Gương phẳng: Dựa vào công thức định luật + Gương cầu: Dựa vào đường đi của các tia đặc biệt và tia bất kì qua gương cầu.
– Đối với lưỡng chất phẳng, bản mặt song song, lăng kính, thấu kính: Tuân theo định luật khúc xạ ánh sáng, với: + Lưỡng chất phẳng, bản mặt song song, lăng kính: Dựa vào công thức định luật. + Thấu kính: Dựa vào đường đi của các tia đặc biệt và tia bất kì qua thấu kính.
3. Quang hệ trong suốt được mạ bạc thì lớp mạ được coi là gương phẳng (nếu mặt được mạ là mặt phẳng) và gương cầu (nếu mặt được mạ là mặt cầu).
4. Đối với thấu kính dày có thể được coi gồm hai hoặc ba quang hệ ghép: thấu kính – bản mặt song song (thấu kính phẳng – cong); thấu kính, bản mặt song song và thấu kính (thấu kính cong – cong).
VỀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI:
1. Với dạng bài tập về quang hệ ghép gương phẳng – gương phẳng. Phương pháp giải là:
– Vận dụng các kiến thức: + Đặc điểm của sự tạo ảnh do phản xạ liên tiếp: ảnh của gương này là vật đối với gương kia. + Đối với mỗi lần phản xạ: Góc phản xạ bằng góc tới Ảnh và vật đối xứng nhau qua gương + Kết hợp các kiến thức hình học để giải. – Một số chú ý: Khi hai gương hợp với nhau góc thì số ảnh tạo ra là chẵn hoặc khi 360 lẻ nhưng vật nằm trên mặt phẳng phân giác hai gương ( khi 360 lẻ nhưng vật nằm ngoài mặt phẳng phân giác hai gương).
2. Với dạng bài tập về quang hệ ghép gương cầu – gương phẳng; gương cầu – gương cầu. Phương pháp giải là: – Vận dụng các kiến thức: + Đặc điểm của sự tạo ảnh do phản xạ liên tiếp: ảnh của gương này là vật đối với gương kia. + Với mỗi lần tạo ảnh, áp dụng các công thức tương ứng: Gương phẳng Gương cầu là bán kính gương. + Ảnh phụ thuộc vào thứ tự phản xạ (trừ trường hợp là điểm sáng thì ảnh của nó trùng với nó sau hai lần phản xạ). + Có thể coi gương phẳng là gương cầu có tiêu cự.
3. Với dạng bài tập về quang hệ ghép lưỡng chất phẳng – gương phẳng; lưỡng chất phẳng – gương cầu. Phương pháp giải là: – Viết sơ đồ tạo ảnh liên tiếp qua hệ + Với mỗi lần tạo ảnh, áp dụng các công thức tương ứng + Lưỡng chất phẳng (1: môi trường tới, 2: môi trường khúc xạ) + Gương phẳng, gương cầu: như mục 2.
– Một số chú ý: + Bề dày của lớp môi trường tạo thành lưỡng chất phẳng tiếp xúc với gương phẳng phải được tính vào khoảng cách. + Bề dày của lớp môi trường tạo thành lưỡng chất phẳng tiếp xúc với gương cầu có thể được bỏ qua do điều kiện tương điểm của gương cầu.
4. Với dạng bài tập về quang hệ ghép bản mặt song song – gương phẳng; bản mặt song song gương cầu. Phương pháp giải là – Viết các sơ đồ tạo ảnh qua hệ: + Nếu vật đặt giữa gương và bản mặt song song: + Nếu vật đặt trước bản mặt song song – Với mỗi lần tạo ảnh, áp dụng các công thức tương ứng.
5. Với dạng bài tập về quang hệ ghép lăng kính – gương phẳng; lăng kính – lăng kính. Phương pháp giải là: – Áp dụng các công thức tương ứng: + Lăng kính – gương phẳng: Các công thức của lăng kính hoặc gương phẳng cho mỗi lần tạo ảnh. + Lăng kính – lăng kính: Nếu hai mặt sát nhau thì mặt tiếp xúc là mặt phân cách hai môi trường lăng kính; áp dụng liên tiếp các công thức về lăng kính. – Một số chú ý: Lăng kính có tráng bạc một mặt thì mặt tráng bạc phản xạ ánh sáng như một gương phẳng với mọi góc tới.
C. CÁC BÀI TẬP VẬN DỤNG
[ads]