Đề cuối kỳ 1 Lịch sử 11 năm 2022 – 2023 trường THPT Lương Thế Vinh – Quảng Nam

THI247.com sưu tầm và giới thiệu đến bạn đọc nội dung đề thi và bảng đáp án / hướng dẫn giải Đề cuối kỳ 1 Lịch sử 11 năm 2022 – 2023 trường THPT Lương Thế Vinh – Quảng Nam.

Câu 1. Thực chất Chính sách láng giềng thân thiện của Mĩ (năm 1934) đối với các nước Mĩ Latinh là A. xoa dịu cuộc đấu tranh chống Mĩ và củng cố vị trí của Mĩ ở khu vực này. B. lôi kéo các nước nhằm xây dựng một đồng minh mạnh ở khu vực này. C. muốn trở thành người anh cả giúp đỡ các nước ở khu vực này về kinh tế. D. để cùng nhau hợp tác và phát triển ngày càng ổn định. Câu 2. Từ chính sách kinh tế mới ở Nga, bài học kinh nghiệm nào mà Việt Nam có thể học tập cho công cuộc đổi mới đất nước hiện nay? A. Thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần có sự kiểm soát của nhà nước.
B. Chú trọng phát triển một số ngành công nghiệp nặng,hàng không, vũ trụ C. Chỉ tập trung phát triển một số ngành kinh tế mũi nhọn D. Quan tâm đến lợi ích của các tập đoàn, tổng công ti lớn Câu 3. Đầu thế kỉ XX, ở châu Âu đã hình thành 2 khối quân sự đối đầu nhau là A. Phát xít và Liên minh. B. Hiệp ước và Phát xít. C. Hiệp ước và Đồng minh. D. Liên minh và Hiệp ước. Câu 4. Thái độ của Mĩ trong giai đoạn thứ nhất (1914 – 1916) của Chiến tranh thế giới thứ nhất là gì? A. Trung lập. B. Mâu thuẫn với Đức. C. Ủng hộ phe Hiệp ước. D. Ủng hộ phe Liên minh.
Câu 5. Buổi đầu thời Cận đại, những lĩnh vực nào có vai trò quan trọng trong tấn công vào thành trì của chế độ phong kiến ? A. Văn học, nghệ thuật, tư tưởng. B. Nghệ thuật, âm nhạc, mĩ thuật. C. Nghệ thuật, âm nhạc, hội họa. D. Tư tưởng, tôn giáo, văn học. Câu 6. Luận cương tháng tư của Lê nin đã chỉ ra mục tiêu và đường lối của Cách mạng tháng Mười là A. chuyển từ cách mạng tư sản sang cách mạng vô sản. B. chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ sang cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới C. chuyển từ đấu tranh chính trị sang khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền. D. chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng XHCN.
Câu 7. Ngành công nghiệp được chú trọng ở Đức thời kì 1933 – 1939 là A. công nghiệp nhẹ. B. công nghiệp đường sắt, đóng tàu. C. công nghiệp quân sự. D. công nghiệp nặng. Câu 8. Giai đoạn thứ hai (1917 – 1918) của Chiến tranh thế giới thứ nhất, ưu thế thuộc về phe A. Liên minh. B. Đồng minh. C. Phát xít. D. Hiệp ước. Câu 9. Hậu quả nghiêm trọng nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 là A. Hàng chục triệu người trên thế giới thất nghiệp, nghèo đói và mất nhà cửa. B. Nhiều người bị phá sản, mất hết tiền bạc và nhà cửa. C. Sự xuất hiện của chủ nghĩa Phát xít và nguy cơ chiến tranh thế giới 2. D. Lạm phát trở nên phi mã, nhà nước không thể điều tiết được.

[ads]