Đề cuối kỳ 1 Sinh học 10 năm 2023 – 2024 trường THPT Lê Lợi – Quảng Trị

THI247.com sưu tầm và giới thiệu đến bạn đọc nội dung đề thi và bảng đáp án / hướng dẫn giải Đề cuối kỳ 1 Sinh học 10 năm 2023 – 2024 trường THPT Lê Lợi – Quảng Trị.

Câu 1. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về các loại carbohydrate? A. Saccharose là loại đường đa có nhiều trong thực vật như mía và củ cải đường. B. Trong tế bào, loại đường đơn phổ biến chỉ có đường 6 carbon. C. Lactose là loại đường đôi có nhiều trong mầm lúa mạch, kẹo mạch nha. D. Các loại đường đa phổ biến ở sinh vật gồm tinh bột, cellulose, glycogen, chitin. Câu 2. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về nhân của tế bào nhân thực? A. Màng nhân có nhiều lỗ nhỏ để trao đổi chất với ngoài nhân. B. Nhân được bao bọc bởi lớp màng kép. C. Nhân chứa chất nhiễm sắc gồm DNA liên kết với protein. D. Nhân là nơi diễn ra quá trình tổng hợp protein của tế bào.
Câu 3. Đặc điểm nào sau đây không đúng với tế bào nhân sơ? A. Có tỉ lệ S/V lớn. B. Không có hệ thống nội màng trong tế bào chất. C. Kích thước tế bào nhỏ. D. Có màng bao bọc vật chất di truyền. Câu 4. Cấu trúc nằm bên trong tế bào gồm một hệ thống túi màng dẹp xếp chồng lên nhau được gọi là gì ? A. Ribosome B. Lưới nội chất C. Màng sinh chất D. Bộ máy Golgi Câu 5. Nói về sản phẩm của pha sáng quang hợp, điều nào sau đây không đúng? A. Các electron được giải phóng từ quang phân li nước sẽ bù cho diệp lục. B. O2 được giải phóng ra khí quyển có nguồn gốc từ H2O. C. ATP và NADPH sinh ra được sử dụng để tiếp tục quang phân li nước D. ATP và NADPH được tạo thành để cung cấp cho pha tối.
Câu 6. Những bộ phận nào của tế bào tham gia việc vận chuyển một protein ra khỏi tế bào? A. Lưới nội chất trơn, bộ máy Golgi, túi tiết, màng tế bào. B. Lưới nội chất hạt, bộ máy Golgi, túi tiết, màng tế bào. C. Bộ máy Golgi, ty thể, màng tế bào. D. Ribosome, bộ máy Golgi, túi tiết, ty thể. Câu 7. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về nước? (1). Phân tử nước gồm 2 nguyên tử H liên kết với 1 nguyên tử O bằng 1 liên kết cộng hóa trị. (2). Các phân tử nước lên kết với nhau tạo nên sức căng bề mặt. (3). Do tính phân cực nên phân tử nước có thể liên kết với nhau và với phân tử khác. (4). Nguyên tử O có khả năng hút cặp electron mạnh hơn nên mang một phần điện tích dương. (5). Con nhện nước có thể đi trên mặt nước do sức căng bề mặt. A. (1), (3), (5). B. (2), (3), (5). C. (3), (4), (5). D. (2), (3), (4).
Câu 8. Vận chuyển chủ động và vận chuyển xuất nhập bào giống nhau ởđiểm: A. đều bị ảnh hưởng bởi điều kiện ánh sáng. B. đều có sự biến dạng của màng sinh chất. C. đều cần được cung cấp năng lượng ATP. D. đều cần có sự tham gia của kênh protein. Câu 9. Ở ống thận, nồng độ glucozo trong nước tiểu thấp hơn trong máu nhưng glucozo trong nước tiểu vẫn được thu hồi trở về máu. Phương thức vận chuyển được sử dụng ở đây là: A. Xuất bào B. Thẩm thấu C. Khuếch tán D. Vận chuyển chủ động.

[ads]