THI247.com giới thiệu đến bạn đọc đề cương ôn tập HK1 GDCD 10 năm học 2019 – 2020 trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm – Gia Lai, nhằm giúp các bạn nắm vững trọng tâm kiến thức GDCD 10 cần ôn tập, cùng với đó là một số đề thi học kỳ 1 GDCD 10 để các bạn thử sức trước kỳ thi.
Nội dung đề cương ôn tập HK1 GDCD 10 năm 2019 – 2020 trường Nguyễn Bỉnh Khiêm – Gia Lai:
Bài 5. CÁCH THỨC VẬN ĐỘNG, PHÁT TRIỂN CỦA SỰ VẬT VÀ HIỆN TƯỢNG
Câu 1: Thế nào là chất và lượng của sự vật, hiện tượng? Cho ví dụ.
Câu 2: Sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất khác nhau như thế nào? Cho ví dụ.
Câu 3: Em hãy nêu một vài ví dụ nói lên sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất trong quá trình học tập và rèn luyện của bản thân.
Câu 4: Tình huống: Thầy giáo đặt trước các bạn học sinh một viên gạch và một viên ngói rồi thầy đặt câu hỏi: “Theo các em viên gạch và viên ngói này có khác nhau về chất không? Tại sao?” Bạn Hưng nhanh nhảu giơ tay: “Thưa thầy! Viên gạch và viên ngói này hoàn toàn giống nhau về chất, vì chúng đều là đất nung ạ”. Trong tình huống trên, theo các em bạn Hưng đã trả lời đúng hay sai? Tại sao?
Bài 6. KHUYNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA SỰ VẬT VÀ HIỆN TƯỢNG
Câu 1: Thế nào là phủ định biện chứng, phủ định siêu hình? Lấy ví dụ.
Câu 2: So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa phủ định biện chứng và phủ định siêu hình.
Câu 3: Hãy nêu đặc điểm của phủ định. Cho ví dụ.
Câu 4: Em hãy nhận xét một vài hiện tượng biểu hiện sự phủ định biện chứng trong việc thờ cúng, lễ hội, ma chay, cưới xin ở nước ta hiện nay.
Câu 5: Em hãy sưu tầm nột số câu thành ngữ, tục ngữ, ca dao có nói về tính kế thừa trong quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng.
Bài 7. THỰC TIỄN VÀ VAI TRÒ CỦA THỰC TIỄN ĐỐI VỚI NHẬN THỨC
Câu 1: Thế nào là nhận thức cảm tính? Nhận thức lí tính? Nhận thức?
Câu 2: Em hiểu thực tiễn là gì? Hoạt động thực tiễn bao gồm những hình thức cơ bản nào?
Câu 3: Em hãy nêu 3 ví dụ về lĩnh vực hoạt động lao động sản xuất, hoạt động chính tri – xã hội, hoạt động thực nghiệm khoa học. Những hoạt động này người ta gọi chung là gì?
Câu 4: Vì sao nói thực tiễn là cơ sở của nhận thức? Nêu ví dụ chứng minh?
Câu 5: Tại sao thực tiễn là động lực của nhận thức? Hãy nêu ví dụ về yêu cầu cuộc sống thúc đẩy em phải học tập tốt hơn?
Câu 6: Vì sao nói thực tiễn là mục đích của nhận thức? Nêu ví dụ chứng minh?
Câu 7: Tại sao thực tiễn được coi là tiêu chuẩn của chân lý? Nêu ví dụ chứng minh?
Câu 8: Em hiểu như thế nào về nguyên lí giáo dục: Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội?
Câu 9: Dựa vào kiến thức đã học, em hãy cho biết ý nghĩa của câu tục ngữ: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn?
[ads]