THI247.com giới thiệu đến bạn đọc nội dung đề thi và bảng đáp án / hướng dẫn giải đề giữa học kỳ 1 Địa lí 12 năm 2022 – 2023 trường THPT Nguyễn Huệ – Quảng Nam.
Câu 1: Đặc điểm chung vùng biển nước ta là A. biển lớn, mở rộng ra đại dương và nóng quanh năm. B. biển lớn, tương đối kín, mang tính nhiệt đới gió mùa. C. biển nhỏ, tương đối kín và nóng quanh năm. D. biển nhỏ, mở và mang tính chất nhiệt đới gió mùa. Câu 2: Biển Đông là một vùng biển A. diện tích không rộng. B. ít chịu ảnh hưởng của gió mùa. C. mở rộng ra Thái Bình Dương. D. có đặc tính nóng ẩm. Câu 3: Địa hình đồng bằng sông Cửu Long khác với đồng bằng sông Hồng là A. không được bồi đắp phù sa hàng năm. B. có quy mô diện tích nhỏ hơn. C. có nhiều vùng trũng rộng lớn. D. bị chia cắt thành nhiều ô bởi đê ngăn lũ. Câu 4: Nước ta tiếp giáp với Biển Đông, nên có A. sự phân mùa khí hậu. B. độ ẩm không khí lớn. C. địa hình nhiều đồi núi. D. nhiệt độ trung bình cao. Câu 5: Vùng núi nào sau đây nằm giữa sông Hồng và sông Cả? A. Đông Bắc. B. Trường Sơn Nam. C. Tây Bắc. D. Trường Sơn Bắc. Câu 6: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, cho biết tỉnh nào sau đây vừa giáp Trung Quốc, vừa giáp Lào? A. Điện Biên. B. Lào Cai. C. Sơn La. D. Lai Châu.
Câu 7: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6 – 7, cho biết phát biểu nào sau đây không đúng với hình thể nước ta? A. Đồng bằng Nam Bộ rộng hơn Đồng bằng Bắc Bộ. B. Vùng núi Đông Bắc là vùng núi cao nhất nước ta. C. Cao nguyên tập trung nhiều ở Tây Nguyên, Tây Bắc. D. Địa hình bờ biển miền Trung đa dạng, khúc khuỷu. Câu 8: Nhân tố nào dưới đây quyết định tính phong phú về thành phần loài của giới thực vật nước ta? A. Sự phong phú, đa dạng của các nhóm đất và sông ngòi. B. Vị trí trên đường di cư và di lưu của nhiều loài thực vật. C. Địa hình đồi núi chiếm ưu thế, có sự phân hóa phức tạp. D. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có sự phân hóa đa dạng. Câu 9: Phát biểu nào dưới đây khôngđúngkhi nói về ảnh hưởng của Biển Đông đến khí hậu nước ta? A. Tăng độ ẩm tương đối của không khí. B. Mang lại lượng mưa lớn. C. Làm cho khí hậu khô hạn. D. Làm dịu tính nóng bức của mùa hạ. Câu 10: Điểm giống nhau giữa Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long? A. Đều là các đồng bằng phù sa châu thổ sông. B. Có hệ thống đê sông kiên cố để ngăn lũ. C. Có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. D. Có đất mặn, đất phèn chiếm phần lớn diện tích.
Câu 11: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, hãy cho biết lát cắt A-B từ sơn nguyên Đồng Văn đến cửa sông Thái Bình không có đặc điểm nào sau đây? A. Các thung lũng sông đan xen đồi núi thấp, sơn nguyên Đồng Văn ở độ cao trên 1500m. B. Có 6 thang bậc địa hình, thấp dần từ tây bắc xuống đông nam. C. Thấp dần từ tây bắc xuống đông nam, địa hình có tính phân bậc. D. Nhiều núi cao hiểm trở, cao nhất là núi Phia Booc, chiều dài thực tế của lát cắt là 600km. Câu 12: Đặc điểm địa hình nhiều đồi núi thấp ở nước ta đã A. làm cho địa hình miền núi nước ta ít hiểm trở. B. bảo toàn tính chất nhiệt đới ẩm của khí hậu. C. làm cho địa hình có tính phân bậc rõ rệt. D. tạo nên sự phân hóa sâu sắc của thiên nhiên. Câu 13:Điểm khác biệt rõ nét về địa hình giữa vùng núi Trường Sơn Nam so với vùng núi Trường Sơn Bắc là A. địa hình có độ cao nhỏ hơn. B. núi theo hướng vòng cung. C. độ dốc địa hình nhỏ hơn. D. có các khối núi và cao nguyên. Câu 14:Đặc điểm nào sau đây của địa hình nước ta gây khókhăn chủ yếu cho phát triển giao thông vận tải? A. Hướng núi tây bắc – đông nam, vòng cung. B. Địa hình nhiều đồi núi nhưng chủ yếu núi thấp. C. Cấu trúc cổ được trẻ lại, phân hóa đa dạng. D. Địa hình thấp dần từ tây bắc xuống đông nam. Câu 15: Địa hình của vùng núi Tây Bắc nước ta có đặc điểm nào sau đây? A. Chủ yếu là đồi núi thấp, hướng tây bắc – đông nam. B. Địa hình cao nhất nước, hướng tây bắc – đông nam.
C. Thấp và hẹp ngang, nâng cao ở hai đầu, thấp ở giữa. D. Có sự bất đối xứng rõ rệt giữa hai sườn Đông – Tây. Câu 16: Nước ta không có nhiều hoang mạc như các nước cùng vĩ độ ở Tây Á do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây? A. Nằm trong khu vực nội chí tuyến bán cầu Bắc. B. Nằm trên đường di cư của các luồng sinh vật. C. Nằm ở trung tâm khu vực Đông Nam Á. D. Tiếp giáp Biển Đông và lãnh thổ hẹp ngang, kéo dài. Câu 17: Sự hiện diện của dãy Trường Sơn Bắc đã làm cho thiên nhiên vùng Bắc Trung Bộ A. chịu ảnh hưởng của bão nhiều hơn các vùng khác. B. có mùa mưa chậm dần sang thu đông và gió tây khô nóng. C. không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc. D. có đồng bằng bị thu hẹp và đất đai màu mỡ. Câu 18: Vị trí địa lí nước ta không tạo thuận lợi cho hoạt động nào sau đây? A. Phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới. B. Phát triển kinh tế biển. C. Phòng chống thiên tai. D. Mở rộng hợp tác đầu tư với các nước. Câu 19: Biển Đông là vùng biển tương đối kín là nhờ A. bao quanh bởi hệ thống đảo và quần đảo. B. nằm giữa hai lục địa Á – Âu, Ô-xtrây-li-a C. nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến. D. trong năm thủy triều biến động theo mùa. Câu 20: Bề mặt địa hình đồng bằng sông Hồng bị chia cắt thành nhiều ô là do A. con người khai phá từ lâu đời và làm biến đổi mạnh. B. phù sa sông bồi tụ trên một bề mặt không bằng phẳng. C. có hệ thống kênh mương thủy lợi phát triển. D. xây dựng hệ thống đê ven sông ngăn lũ.
[ads]