THI247.com sưu tầm và giới thiệu đến bạn đọc nội dung đề thi và bảng đáp án / hướng dẫn giải Đề giữa kỳ 1 Hóa học 11 năm 2022 – 2023 trường THPT Núi Thành – Quảng Nam.
Câu 1: Công thức của liti nitrua là A. LiN3. B. LiNO3. C. Li3N. D. LiN. Câu 2: Một dung dịch có chứa [OH- ] = 1,0.10–3. Dung dịch này có môi trường A. chưa xác định được. B. kiềm. C. axit. D. trung tính. Câu 3: Ở điều kiện thường, amoniac là chất A. khí, không màu, mùi khai. B. lỏng, màu nâu, mùi khai. C. lỏng, không màu, mùi xốc. D. khí, màu nâu, mùi xốc. Câu 4: Theo A-re-ni-ut, chất nào sau đây là bazơ? A. Ca(OH)2. B. CH3COONa. C. HCl. D. C2H5OH. Câu 5: Để điều chế 4 lít khí NH3 từ N2 và H2 với hiệu suất 25% thì thể tích (lít) khí H2 cần dùng ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất là A. 24,0. B. 7,5. C. 12,0. D. 15,0. Câu 6: Muối nào sau đây khi bị nhiệt phân tạo thành khí NH3? A. NH4NO3. B. NH4NO2. C. Na2SO4. D. NH4HCO3.
Câu 7: Cho dãy chuyển hóa: NH4NO2 o →t X o → + H (xt, t , p) 2 Y o → + O (Pt, t) 2 Z → + O2 T. Các chất Z và T lần lượt là A. N2 và NH3. B. NO và NO2. C. NH3 và NO. D. NO2 và N2O5. Câu 8: Nitơ thể hiện tính khử trong phản ứng với chất nào sau đây? A. Mg. B. Al. C. O2. D. H2. Câu 9: Dãy gồm các ion có thể cùng tồn tại trong một dung dịch là A. Al3+, Ba2+, SO4 2- , Cl-. B. Cu2+, Ag+, Cl- , CO3 2-. C. K+ , Ca2+, OH- , CO3 2-. D. Na+ , K+ , OH- , SO4 2-. Câu 10: Chất nào sau đây là hiđroxit lưỡng tính? A. Ba(OH)2. B. Fe(OH)3. C. Zn(OH)2. D. Mg(OH)2. Câu 11: Phương trình ion rút gọn của phản ứng cho biết A. bản chất của phản ứng trong dung dịch các chất điện li.
B. không tồn tại phân tử trong dung dịch các chất điện li. C. những ion nào tồn tại trong dung dịch. D. nồng độ những ion nào trong dung dịch lớn nhất. Câu 12: Dung dịch chất nào sau đây phản ứng được với dung dịch H2SO4 tạo ra kết tủa? A. NaCl. B. BaCl2. C. Na2CO3. D. NaOH. Câu 13: Chất nào sau đây là chất điện li? A. C12H22O11. B. C2H5OH. C. HNO3. D. CO2. Câu 14: Chất nào sau đây là muối trung hòa? A. K2HPO4. B. NaHCO3. C. KCl. D. NaHSO4. Câu 15: Khí nitơ tương đối trơ ở nhiệt độ thường là do A. phân tử nitơ có một liên kết cộng hóa trị không cực. B. nguyên tố nitơ có độ âm điện lớn nhất trong nhóm VA. C. phân tử nitơ có liên kết ba bền.
D. nguyên tố nitơ có bán kính nguyên tử nhỏ. Câu 16: Axit nào sau đây là axit hai nấc? A. H2SO4. B. H3PO4. C. HNO3. D. HNO2. Câu 17: Cho vài giọt phenolphtalein vào dung dịch NH3 thì dung dịch chuyển thành A. màu hồng. B. màu cam. C. màu vàng. D. màu xanh. Câu 18: Hấp thụ hết 1,12 lít (đktc) khí HCl vào nước cất thu được 500ml dung dịch X. Giá trị pH của dung dịch X là A. 2. B. 1. C. 12. D. 11. Câu 19: Sự điện li là A. sự phân li các chất dưới tác dụng của dòng điện. B. quá trình phân li của các chất trong nước ra ion. C. quá trình oxi hóa khử. D. sự hòa tan một chất vào nước tạo ra dung dịch. Câu 20: Dung dịch Y có pH = 3. Dung dịch Y có môi trường A. lưỡng tính. B. axit. C. bazơ. D. trung tính. Câu 21: Cấu hình electron của nguyên tử nitơ là A. 1s2 2s2 2p1. B. 1s2 2s2 2p5. C. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p2. D. 1s2 2s2 2p3.
[ads]