THI247.com giới thiệu đến bạn đọc đề học sinh giỏi Địa lí 10 năm 2020 – 2021 cụm THPT huyện Yên Dũng – Bắc Giang.
Câu 1: Tại sao mực nước lũ ở sông ngòi miền Trung nước ta thường lên rất nhanh? A. Địa hình dốc, sông ngắn. B. Không có hồ, đầm điều tiết. C. Lớp phủ thực vật nghèo nàn. D. Địa hình bằng phẳng, sông ngắn. Câu 2: Đâu không phải là biểu hiện của quy luật địa đới? A. Sự phân bố các vòng đai nhiệt trên trái đất. B. Sự thay đổi các thành phần tự nhiên theo độ cao. C. Sự thay đổi khí áp và các đới gió trên trái đất theo vĩ tuyến. D. Các đới khí hậu trên trái đất. Câu 3: Sông nào có diện tích lưu vực lớn nhất thế giới? A. Sông I-ê-nit-xây. B. Sông Mi-xi-xi-pi. C. Sông Nin. D. Sông A-ma-dôn. Câu 4: Sự biến động dân số trên thế giới do những nhân tố chủ yếu là A. thiên tai. B. chính sách phát triển dân số. C. kinh tế- xã hội. D. sinh đẻ và tử vong.
Câu 5: Cho bảng số liệu: SỰ THAY ĐỔI NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH NĂM VÀ BIÊN ĐỘ NHIỆT ĐỘ NĂM THEO VĨ ĐỘ Ở BÁN CẦU BẮC Vĩ độ Nhiệt độ trung bình năm (o C) Biên độ nhiệt độ năm (o C) 0o 24,5 1,8 20o 25,0 7,4 30o 20,4 13,3 400 14,0 17,7 50o 5,4 23,8 60o -0,6 29,0 70o -10,4 32,3 (Nguồn: Sách giáo khoa địa lí 10 – ban cơ bản, NXB giáo dục Việt Nam, 2015) Nhận xét nào sau đây đúng với bảng số liệu trên? A. Nhiệt độ trung bình năm giảm và biên độ nhiệt năm tăng theo vĩ độ. B. Nhiệt độ trung bình năm tăng và biên độ nhiệt năm giảm theo vĩ độ. C. Nhiệt độ trung bình năm và biên độ nhiệt năm tăng theo vĩ độ. D. Nhiệt độ trung bình năm và biên độ nhiệt năm giảm theo vĩ độ. Câu 6: Trong các căn cứ sau đây căn cứ nào để phân loại nguồn lực? A. Vai trò và thuộc tính. B. Nguồn gốc và phạm vi lãnh thổ. C. Mức độ ảnh hưởng. D. Thời gian và công dụng. Câu 7: Nhận định nào sau đây đúng với đặc điểm sinh thái của cây lúa mì?
A. Ưa khí hậu ấm, khô cần nhiệt độ thấp đầu thời kì sinh trưởng. B. Ưa khí hậu nóng, ẩm chân ruộng ngập nước. C. Ưa khí hậu nóng, đất ẩm, dễ thoát nước. D. Ưa khí hậu ẩm, cần nhiệt độ thấp đầu thời kì sinh trưởng. Câu 8: Cường độ phong hóa xảy ra mạnh nhất ở đâu trên Trái Đất? A. Nhân Trái Đất. B. Toàn bộ Trái Đất. C. Lớp manti. D. Bề mặt Trái Đất. Câu 9: Tính địa ô là sự thay đổi có quy luật các thành phần tự nhiên và các cảnh quan địa lý theo A. độ cao. B. địa hình. C. vĩ độ D. kinh độ. Câu 10: Kí hiệu nào sau đây là kí hiệu của khối xích đạo nóng ẩm? A. A B. P. C. T. D. E Câu 11: Cơ cấu nền kinh tế bao gồm: A. Toàn cầu và khu vực, quốc gia, vùng. B. Nông – lâm – ngư nghiệp, công nghiệp – xây dựng, dịch vụ. C. Ngành kinh tế, thành phần kinh tế, lãnh thổ. D. Khu vực kinh tế trong nước, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Câu 12: Lực hút của Mặt Trăng đối với lớp nước trên Trái Đất mạnh hơn lực hút của Mặt Trời do A. Mặt Trăng lớn hơn Mặt Trời. B. Mặt Trăng ở gần Trái Đất hơn Mặt Trời. C. Mặt Trăng sáng hơn Mặt Trời. D. Mặt Trăng tối hơn Mặt Trời. Câu 13: Tại sao mưa lại tương đối ít ở hai vùng chí tuyến Bắc – Nam? A. Chịu sự hoạt động quanh năm của gió mậu dịch, đa số diện tích nằm sâu trong lục địa. B. Chịu sự hoạt động quanh năm của gió tây ôn đới, đa số diện tích nằm sâu trong lục địa. C. Chịu sự hoạt động quanh năm của gió mùa, đa số diện tích nằm sâu trong lục địa. D. Chịu sự hoạt động quanh năm cảu gió đông địa cực, đa số diện tích nằm sâu trong lục địa. Câu 14: Việc trồng rừng phòng hộ ở vùng đầu nguồn sông không nhằm mục đích nào sau đây? A. Làm giảm sự xâm thực ở miền núi. B. Hạn chế tác hại của lũ lên đột ngột trên các sông. C. Giúp điều hoà dòng chảy cho sông ngòi. D. Chắn gió, bão và ngăn không cho cát bay, cát chảy. Câu 15: Khối khí kí hiệu là P có đặc điểm A. khối khí cực rất lạnh. B. khối khí xích đạo nóng ẩm. C. khối khí ôn đới lạnh. D. khối khí chí tuyến rất nóng.
[ads]