THI247.com giới thiệu đến bạn đọc nội dung đề thi và bảng đáp án / lời giải đề học sinh giỏi tỉnh Vật lí 11 chuyên năm 2020 – 2021 sở GD&ĐT Lạng Sơn.
Câu 1 (5 điểm). Quả cầu 1 có khối lượng m1= 0,6kg được treo vào đầu một sợi dây không dãn, khối lượng không đáng kể, có chiều dài =2m. Kéo căng dây treo quả cầu theo phương nằm ngang rồi thả tay. Khi xuống đến điểm thấp nhất, quả cầu 1 va chạm đàn hồi xuyên tâm với quả cầu 2 có khối lượng m2 = 0,4kg đang nằm yên ở mặt sàn nằm ngang. Sau va chạm, quả cầu 1 lên tới điểm cao nhất thì dây treo lệch góc α so với phương thẳng đứng, quả cầu 2 lăn được đoạn đường có chiều dài S theo phương ngang rồi dừng lại. Biết hệ số ma sát giữa quả cầu 2 và mặt sàn nằm ngang là 0,015 và trong sự tương tác giữa hai quả cầu thì lực ma sát tác dụng vào quả cầu 2 là không đáng kể. Coi hai quả cầu là chất điểm và khối lượng của chúng không đổi. Lấy g = 10m/s2 . Tính: a) vận tốc của quả cầu m1 ngay trước va chạm. b) vận tốc của quả cầu m2 ngay sau va chạm, α và S. Câu 2 (5 điểm). Một mol khí lí tưởng đơn nguyên tử thực hiện một chu trình (1) – (2) – (3) – (1) như hình vẽ.
Biết p0, V0 là các hằng số đã biết; hằng số các khí là R. 1. Trong quá trình lượng khí biến đổi trạng thái từ (1) đến (2), tìm: a) biểu thức thể hiện sự phụ thuộc của nhiệt độ T theo thể tích V. b) nhiệt độ lớn nhất mà lượng khí đạt được. c) thể tích V* sao cho nhiệt lượng mà lượng khí nhận được là lớn nhất. 2. Tính công mà lượng khí thực hiện trong quá trình biến đổi trạng thái từ (2) – (3) và cả chu trình. Câu 3 (5 điểm). Cho một vật nhỏ có khối lượng m = 5g, tích điện q = +5.10-4 C và một bán trụ nhẵn, bán kính R = 45cm đặt cố định trên mặt phẳng ngang. Cho vật trượt không vận tốc đầu từ đỉnh bán trụ. Gọi v là vận tốc của vật khi bắt đầu rời bán trụ. Bỏ qua mọi lực cản và từ trường Trái đất. Lấy g = 10 m/s2 . a) Tính v. b) Đặt hệ vật và bán trụ trong vùng không gian có điện trường đều E hướng thẳng đứng từ dưới lên và có độ lớn E = 45V/m. Tính v.
Câu 4 (5 điểm). 1. Một vật sáng phẳng, nhỏ AB qua thấu kính L1 cho ảnh A1B1 cùng chiều và cao bằng 3 1 vật. Giữ nguyên thấu kính L1, dịch chuyển vật AB dọc theo trục chính lại gần thấu kính L1 đoạn 9cm thì thu được ảnh A2B2 cao bằng một nửa vật. Tính tiêu cự f1 của thấu kính L1. 2. Đặt vật sáng phẳng, nhỏ AB cách thấu kính L1 đoạn d1 sao cho khi qua thấu kính L1 (có tiêu cự f1 tính được ở ý 1) cho ảnh cao bằng 3 1 vật. Sau thấu kính L1 đặt thấu kính hội tụ L2 có tiêu cự f2 = 18cm, đồng trục với thấu kính L1 và lúc đầu cách thấu kính L1 đoạn = 9cm. a) Xác định vị trí, tính chất, độ phóng đại của ảnh cuối cùng qua hệ thấu kính? b) Giữ nguyên vật AB và thấu kính L1, dịch chuyển thấu kính L2 ra xa dần thấu kính L1 thì ảnh cuối cùng qua hệ thấu kính sẽ dịch chuyển như thế nào?
[ads]