Đề học sinh giỏi Vật lí 12 năm 2024 – 2025 trường THPT Lương Ngọc Quyến – Thái Nguyên

THI247.com sưu tầm và giới thiệu đến bạn đọc nội dung đề thi và bảng đáp án / hướng dẫn giải Đề học sinh giỏi Vật lí 12 năm 2024 – 2025 trường THPT Lương Ngọc Quyến – Thái Nguyên.

Câu 1: 4 điểm. Một người đứng ở A cách đường quốc lộ BC một đoạn h = 100 m nhìn thấy 1 xe ôtô vừa đến B cách mình d = 500 m đang chạy trên đường với vận tốc v1 = 50 km/h (hình vẽ). Đúng lúc nhìn thấy xe thì người ấy chạy theo hướng AC với vận tốc v2. a. Biết v2 = 20√3 km/h b. Góc bằng bao nhiêu thì v2 có giá trị cực tiểu. Tính vận tốc cực tiểu đó.
Câu 2: 4 điểm. Cho cơ hệ như hình vẽ bên. Biết rằng m1 = 1kg; m2 = 2kg; hệ số ma sát giữa các vật với mặt sàn là µ1 = µ2 = 0,1. Lực kéo có độ lớn F = 8N; lấy g = 10 m/s2. Tính gia tốc chuyển động và lực căng của dây. Câu 3: 4 điểm. Một thanh AB đồng chất, tiết diện đều, dài 2m, khối lượng m = 2kg được giữ nghiêng một góc α trên mặt sàn nằm ngang bằng một sợi dây nằm ngang BC dài 2m nối đầu B của thanh với một bức tường đứng thẳng; đầu A của thanh tựa lên mặt sàn. Hệ số ma sát giữa thanh và mặt sàn bằng 0,5. a. Tìm điều kiện của α để thanh có thể cân bằng. b. Tính các lực tác dụng lên thanh và khoảng cách AD từ đầu A của thanh đến góc tường D khi α = 60o. Lấy g = 10 m/s2.
Câu 4: 4 điểm. Một con lắc lò xo gồm vật nặng có khối lượng m = 300g, lò xo nhẹ có độ cứng k = 200N/m. Khi M đang ở vị trí cân bằng thì thả nhẹ vật m = 200g rơi từ độ cao h = 3,75cm so với M như hình 1. Coi va chạm giữa m và M là hoàn toàn mềm. Sau va chạm, hệ M và m bắt đầu dao động điều hoà. Lấy g = 10m/s2. Bỏ qua mọi ma sát và lực cản môi trường. a. Viết phương trình dao động của hệ (M + m). Chọn gốc thời gian là lúc va chạm, trục toạ độ Ox thẳng đứng hướng lên, gốc O tại vị trí cân bằng của hệ sau va chạm. b. Tính biên độ dao động cực đại của hệ vật để trong quá trình dao động vật m không rời khỏi M.
Câu 5: 2 điểm. Một chiếc cốc hình trụ khối lượng m trong đó chứa một lượng nước cũng có khối lượng m. Cả hệ đang ở nhiệt độ t1 = 100C. Người ta thả vào cốc một cục nước đá khối lượng M đang ở nhiệt độ 00C thì cục nước đá đó chỉ tan được 1/3 khối lượng của nó và luôn nổi trong khi tan. Rót thêm một lượng nước có nhiệt độ t2 = 400C vào cốc. Khi cân bằng nhiệt thì nhiệt độ của hệ lại là 100C, còn mực nước trong cốc có độ cao gấp đôi mực nước sau khi thả cục nước đá. Hãy xác định nhiệt dung riêng của chất làm cốc. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường xung quanh và sự giãn nở vì nhiệt của cốc và nước. Biết nhiệt dung riêng của nước là C = 4200 J/kg.K và nhiệt lượng cần cung cấp cho 1 kg nước đá nóng chảy hoàn toàn ở 00C là 336.103J.

[ads]