THI247.com giới thiệu đến bạn đọc nội dung đề thi và bảng đáp án / lời giải chi tiết đề thi cuối học kỳ 1 Lịch sử 11 năm học 2021 – 2022 sở GD&ĐT Bắc Ninh.
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm) Câu 1: Sự kiện nào dưới đây diễn ra ở châu Á vào cuối thế kỉ XIX? A. Nhật Bản tiến hành Duy tân Minh Trị. B. Đảng Cộng sản Trung Quốc đã ra đời. C. Mĩ hoàn thành việc xâm lược Việt Nam. D. Lào trở thành thuộc địa của thực dân Anh. Câu 2: Cách mạng Tân Hợi (1911) do tổ chức Trung Quốc đồng minh hội lãnh đạo đã A. lật đổ chế độ phong kiến ở Trung Quốc. B. đánh bại các đế quốc xâm lược Trung Quốc. C. chấm dứt chế độ thực dân ở Trung Quốc. D. thành lập nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa. Câu 3: Trong hai thập kỉ đầu thế kỉ XIX, cuộc đấu tranh chống thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha của nhân dân Mĩ Latinh đã đạt được kết quả nào sau đây? A. Nước Cộng hoà Cu Ba được thành lập. B. Nước cộng hoà Ha-i-ti được thành lập. C. Nhiều Đảng Cộng sản được thành lập. D. Mĩ đã ủng hộ nền độc lập của khu vực.
Câu 4: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) là cuộc chiến tranh A. phi nghĩa về cả hai phe đế quốc. B. phi nghĩa chỉ thuộc về phe Hiệp ước. C. chính nghĩa của phe Liên minh. D. chính nghĩa thuộc về phe Hiệp ước. Câu 5: Sau cuộc Cách mạng tháng Hai năm 1917, Nga đã trở thành nước A. xã hội chủ nghĩa. B. cộng hoà. C. quân chủ. D. dân chủ nhân dân. Câu 6: Tháng 3-1921, Đảng Bônsêvích Nga đã có quyết định quan trọng nào sau đây? A. Mở cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa. B. Thành lập nhà nước Liên Xô. C. Thông qua Chính sách kinh tế mới. D. Bình thường hoá quan hệ với Mĩ. Câu 7: Sự kiện nào báo hiệu sự toàn thắng của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917? A. Các Xô viết công-nông-binh được thành lập. B. Quân khởi nghĩa chiếm Cung điện Mùa Đông. C. Đảng Bôn-sê-vích thông qua Luận cương tháng Tư. D. Lê-nin về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng.
Câu 8: Mục đích chính của các nước đế quốc tại Hội nghị Véc-xai (1919-1920) là A. Khôi phục thế giới sau chiến tranh. B. Làm suy yếu quân phiệt Đức. C. Phân chia thành quả chiến thắng. D. Chống sự ra đời của Liên Xô. Câu 9: Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) diễn ra đầu tiên tại nước A. Pháp. B. Anh. C. Đức. D. Mĩ. Câu 10: Để đưa đất nước thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế (1929-1933), giới cầm quyền nước Đức đã lựa chọn con đường A. dựa vào sự ủng hộ của nhân dân. B. tiến hành cải cách kinh tế-xã hội. C. liên kết với các nước ở châu Âu. D. phát xít hoá bộ máy nhà nước. Câu 11: Một mâu thuẫn mới xuất hiện trong quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là giữa A. hai hệ thống chính trị xã hội đối lập. B. các nước đế quốc với nước Nga Xô viết. C. bản thân các nước đế quốc thắng trận. D. các nước đế quốc với nhân dân thuộc địa.
Câu 12: Điểm khác biệt trong quá trình phát xít hoá của Nhật Bản so với Đức là A. chạy đua vũ trang, chuẩn bị chiến tranh. B. không tiến hành chiến tranh xâm lược. C. đẩy mạnh các cuộc chiến tranh xâm lược. D. đã có sẵn bộ máy nhà nước quân phiệt. II. PHẦN TỰ LUẬN (7,0 điểm) Câu 13: (4,0 điểm) a) Nêu ý nghĩa lịch sử và tính chất của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917. b) Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 ảnh gì tới cách mạng Việt Nam? Câu 14: (3,0 điểm) a) Nêu nguyên nhân dẫn tới cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933. b) Giới cầm quyền các nước Mĩ, Anh, Pháp và Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản lựa chọn con đường nào để đưa đất nước thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng? Vì sao có sự khác nhau trong cách giải quyết khủng hoảng giữa hai nhóm nước đó?
[ads]