Đề thi cuối kỳ 1 Lịch sử 11 năm 2021 – 2022 THPT chuyên Nguyễn Tất Thành – Kon Tum

THI247.com giới thiệu đến bạn đọc nội dung đề thi và bảng đáp án / lời giải đề thi cuối kỳ 1 Lịch sử 11 năm 2021 – 2022 THPT chuyên Nguyễn Tất Thành – Kon Tum.

Câu 1: Dưới tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933), thế lực phát xít ở nước nào đã lên cầm quyền? A. Anh. B. Đức. C. Mỹ. D. Pháp. Câu 2: Cách mạng tháng Mười năm 1917 ở Nga có tính chất nào sau đây? A. Cách mạng dân tộc dân chủ. B. Cách mạng tư sản kiểu cũ. C. Cách mạng dân chủ nhân dân. D. Cách mạng xã hội chủ nghĩa. Câu 3: Nét nổi bật của tình hình nước Nga sau Cách mạng tháng Hai năm 1917 là gì? A. Nhân dân bắt tay ngay vào xây dựng chế độ mới. B. Tình trạng hai chính quyền song song tồn tại. C. Tình hình chính trị, xã hội ổn định. D. Các đế quốc bên ngoài đua nhau chống phá. Câu 4: Mĩ chính thức tham gia Chiến tranh thế giới thứ nhất bằng việc làm nào? A. Tuyên chiến với Anh. B. Tuyên chiến với Pháp. C. Kí Hiệp ước liên minh với Đức. D. Tuyên chiến với Đức.
Câu 5: Nước nào sau đây đã thực hiện Chính sách mới để thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933? A. Mĩ. B. Nhật Bản. C. Đức. D. Italia. Câu 6: Tổ chức chính trị mang tính quốc tế đầu tiên có tên gọi là A. Hội Quốc liên B. Hội Đoàn kết C. Hội Quốc xã D. Hội Ái hữu Câu 7: Trong lịch sử nước Mĩ, người duy nhất trúng cử Tổng thống 4 nhiệm kì liên tiếp là ai? A. H.Truman B. J.Kennedy C. Ph.Rudơven D. Aixenhao Câu 8: Đâu là ý nghĩa lớn nhất của chính sách Kinh tế mới đối với nước Nga? A. Nước Nga đã chiến thắng các thế lực thù địch trong nước, bảo vệ được thành quả cách mạng. B. Nước Nga đã chiến thắng các thế lực thù địch từ bên ngoài bao vây, tấn công phá hoại thành quả cách mạng. C. Nhân dân Xô viết đã vượt qua được khó khăn, phấn khởi sản xuất, hoàn thành công cuộc khôi phục kinh tế. D. Nước Nga phục hồi các công ti tư bản và giải quyết được những quyền lợi cơ bản cho các tầng lớp nhân dân.
Câu 9: Ý nào sau đây không phải là nội dung của chính sách kinh tế mới? A. Thay thế chế độ trưng thu lương thực thừa bằng thu thuế lương thực. B. Nhà nước tập trung khôi phục công nghiệp nặng. C. Nhà nước kiểm soát toàn bộ nền công nghiệp. D. Nhà nước nắm các mạch máu kinh tế. Câu 10: Sự kiện nào sau đây đánh dấu nước Nga trở thành nước Cộng hòa? A. Chính quyền Xô viết ra sắc lệnh ruộng đất. B. Cách mạng tháng Mười năm 1917 thành công. C. Cách mạng tháng Hai năm 1917 thành công. D. Sự bùng nổ của cách mạng 1905-1907 ở Nga. Câu 11: Sự tham gia Chiến tranh thế giới thứ nhất của nước nào sau đây vào năm 1917 đã tạo ra ưu thế cho phe Hiệp ước vào giai đoạn cuối của cuộc chiến? A. Pháp. B. Mỹ C. Anh. D. Nga.
Câu 12: Thực chất của Chính sách kinh tế mới là A. nhà nước nắm độc quyền mọi mặt và quản lí các ngành kinh tế. B. coi trọng, bảo vệ quyền lợi, giúp đỡ để các tập đoàn tư bản lớn phục hồi và phát triển sản xuất. C. kịp thời chuyển đổi, quy hoạch lại các nhà máy, xí nghiệp nhỏ để tập trung cho sản xuất lớn. D. chuyển nền kinh tế do Nhà nước nắm độc quyền sang nền kinh tế nhiều thành phần có sự kiểm soát của nhà nước. Câu 13: Trật tự thế giới mới theo hệ thống Vécxai- Oasinhtơn được thiết lập sau sự kiện nào sau đây? A. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. B. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc. C. Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc. D. Chiến tranh thế giới thứ hai lan rộng.
Câu 14: Sự kiện mở đầu Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở nước Nga là A. cuộc biểu tình của 9 vạn nữ nông dân Pêtơrôgrát. B. cuộc biểu tình của 9 vạn nam, nữ công nhân Pêtơrôgrát. C. cuộc biểu tình của 9 vạn nam, nữ nông dân Pêtơrôgrát. D. cuộc biểu tình của 9 vạn nữ công nhân Pêtơrôgrát. Câu 15: Việc nhiều nước công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Liên Xô chứng tỏ điều gì? A. Liên Xô có tiềm lực kinh tế và quốc phòng mạnh. B. Liên Xô có khả năng ngoại giao chi phối các nước. C. Uy tín ngày càng cao của Liên Xô trên trường quốc tế. D. Các nước buộc phải thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô.

[ads]