THI247.com giới thiệu đến bạn đọc nội dung đề thi và bảng đáp án / lời giải đề thi cuối kỳ 1 Vật lí 11 năm 2021 – 2022 THPT chuyên Nguyễn Tất Thành – Kon Tum.
Câu 1: Đặt một điện tích dương, khối lượng nhỏ vào một điện trường đều rồi thả nhẹ. Điện tích sẽ chuyển động A. ngược chiều đường sức điện. B. dọc theo chiều của đường sức điện. C. theo một quỹ đạo bất kỳ. D. vuông góc với đường sức điện. Câu 2: Định luật Junlen-Xơ cho biết điện năng biến đổi thành A. Nhiệt năng. B. Hóa năng C. Cơ năng D. Năng lượng ánh sáng Câu 3: Trong mạch điện chỉ có điện trở thuần, với thời gian như nhau. Nếu cường độ dòng điện giảm ba lần thì nhiệt lượng tỏa ra trên mạch A. tăng ba lần. B. giảm chín lần. C. giảm ba lần. D. tăng chín lần. Câu 4: Nguyên tử đang có điện tích là 19 – 1,6.10 C − , khi nhận thêm 2 êlectron thì nó A. trong hòa về điện B. có điện tích không xác định được. C. vẫn là một iôn âm D. là iôn dương.
Câu 5: Cho một điện tích điểm âm –Q. Điện trường tại một điểm mà nó gây ra có chiều A. phụ thuộc độ lớn của nó. B. hướng ra xa nó. C. phụ thuộc vào điện môi xung quanh. D. hướng về phía nó. Câu 6: Hai bóng đèn Đ1 (220V – 25W), Đ2 (220V – 50W) khi sáng bình thường thì A. cường độ dòng điện qua bóng đèn Đ1 lớn gấp hai lần cường độ dòng điện qua bóng đèn Đ2. B. cường độ dòng điện qua bóng đèn Đ2 lớn gấp hai lần cường độ dòng điện qua bóng đèn Đ1. C. cường độ dòng điện qua bóng đèn Đ1 bằng cường độ dòng điện qua bóng đèn Đ2. D. công suất tiêu thụ của bóng đèn Đ2 bằng công suất tiêu thụ của đèn Đ1. Câu 7: Đơn vị nào sau đây là đơn vị đo cường độ điện trường ? A. C B. N C. V.m D. V/m Câu 8: Quan hệ giữa cường độ điện trường E và hiệu điện thế U giữa hai điểm mà hình chiếu đường nối hai điểm đó lên đường sức là d thì cho bởi biểu thức A. U = q.E.d B. U = E/d C. U = q.E/q D. U =E.d Câu 9: Ghép song song một bộ 3 pin giống nhau loại 9V – 1Ω thì thu được bộ nguồn có suất điện động và điện trở trong là A. 3V – 1. B. 3V – 3. C. 9V –3. D. 9V – 1/ 3.
Câu 10: Dòng điện không đổi là dòng điện có A. chiều và cường độ không thay đổi theo thời gian. B. cường độ không thay đổi theo thời gian. C. điện lượng tỉ lệ nghịch với thời gian. D. chiều không thay đổi theo thời gian. Câu 11: Công A của lực điện trường khi một quả cầu tích điện tích q di chuyển từ điểm M đến điểm N trong điện trường đều có cường độ điện trường E được tính là A=qEd. Trong đó d là A. độ dài đường đi của điện tích. B. độ dài đoạn thẳng MN. C. đường kính của quả cầu tích điện. D. hình chiếu của độ dời của điện tích lên hướng của một đường sức điện. Câu 12: Khi khoảng cách giữa hai điện tích điểm trong chân không giảm xuống hai lần thì độ lớn lực Cu-long A. giảm 4 lần. B. tăng 4 lần. C. giảm 2 lần. D. tăng 2 lần. Câu 13: Tụ điện là hệ thống gồm: A. hai vật bất kỳ đặt gần nhau và ngăn cách bằng một môi trường cách điện. B. hai vật dẫn đặt gần nhau và ngăn cách bởi một môi trường dẫn điện. C. hai vật dẫn đặt gần nhau và ngăn cách nhau bằng lớp cách điện. D. hai vật dẫn đặt cách nhau một khoảng rất xa. Câu 14: Một nguồn điện có suất điện động là ξ, công của nguồn là A, q là độ lớn điện tích dịch chuyển qua nguồn. Mối liên hệ giữa chúng là A. A q. B. = Aq C. 2 A q. D. q AU. = Câu 15: Nếu ghép 3 pin giống nhau nối tiếp thu được bộ nguồn 7,5V và 3 thì mỗi pin có suất điện động và điện trở trong là A. 2,5V và 1. B. 1,5V và 1. C. 7,5V và 1. D. 7,5V và 1.
[ads]