THI247.com giới thiệu đến bạn đọc nội dung đề thi và bảng đáp án đề thi giữa kỳ 1 Địa lí 10 năm 2021 – 2022 trường THPT Yên Lạc – Vĩnh Phúc.
Câu 1: Các khu áp cao thường có mưa rất ít hoặc không mưa là do A. không khí ẩm không bốc lên được lại bị gió thổi đi. B. vị trí nằm sâu trong đất liền, diện tích lục địa lớn. C. nhiệt độ không khí cao, chứa nhiều không khí khô. D. nhiệt độ thấp, không khí ẩm không bốc lên được. Câu 2: Thung lũng sông Hồng được hình thành là do hiện tượng A. nâng lên, hạ xuống. B. đứt gãy. C. uốn nếp. D. tách dãn. Câu 3: Phong hóa hóa học xảy ra mạnh nhất ở miền khí hậu nào sau đây? A. Hoang mạc và gió mùa. B. Cận nhiệt và ôn đới. C. Ôn đới và xích đạo. D. Xích đạo và gió mùa. Câu 4: Ý nào sau đây thể hiện chính xác tác động của lực Côriôlit đến các hiện tượng địa lí trên bề mặt Trái Đất? A. Đường ray bên trái bị mòn nhiều hơn đường ray bên phải. B. Bờ phải của các dòng sông bị xói mòn mạnh hơn bờ trái. C. Các dòng biển chảy theo hướng ngược chiều kim đồng hồ. D. Gió Tín phong bán cầu Bắc lệch thành hướng đông bắc. Câu 5: Ý nào sau đây thể hiện ảnh hưởng của hướng địa hình đến sự phân bố mưa? A. Càng lên cao mưa càng nhiều. B. Núi cao khô ráo không mưa. C. Đón gió mưa nhiều. D. Khuất gió mưa trung bình.
Câu 6: Hướng gió Mậu dịch ở bán cầu Bắc là A. đông bắc. B. đông nam. C. tây nam. D. tây bắc. Câu 7: Gió Tây ôn đới là loại gió thổi từ A. các khu áp cao cận nhiệt đới về áp thấp ôn đới. B. các khu áp cao cận nhiệt đới về áp thấp xích đạo. C. các áp cao chí tuyến Bắc về áp thấp ôn đới. D. các áp cao chí tuyến Bắc về áp thấp xích đạo. Câu 8: Nguyên nhân làm cho nhiệt độ không khí thay đổi theo bờ Đông và bờ Tây lục địa là do A. ảnh hưởng của dòng biển nóng, lạnh. B. ảnh hưởng của các dãy núi hướng Bắc – Nam. C. ảnh hưởng của quy luật đai cao trên Trái Đất. D. sự phân bố không đều giữa lục địa và đại dương. Câu 9: Frông khí quyển là A. mặt tiếp xúc với mặt đất của một khối khí. B. mặt tiếp xúc của hai khối khí khác biệt nhau về tính chất vật lí. C. mặt tiếp xúc giữa hai khối khí ở vùng ngoại chí tuyến. D. mặt tiếp xúc của khối khí hải dương với khối khí lục địa. Câu 10: Các tác nhân ngoại lực chủ yếu của quá trình bóc mòn bao gồm A. gió thổi, sóng biển, nhiệt độ, băng hà. B. sóng biển, nước chảy, gió thổi, nhiệt độ. C. nước chảy, gió thổi, sóng biển, băng hà. D. nước chảy, gió thổi, sóng biển, sinh vật. Câu 11: Theo quy ước, nếu đi từ phía tây sang phía đông qua đường chuyển ngày quốc tế thì A. tăng thêm một ngày lịch. B. tăng thêm hay lùi lại tùy thuộc vào mỗi quốc gia. C. không cần thay đổi. D. lùi lại một ngày lịch.
Câu 12: Dải hội tụ nhiệt đới là mặt tiếp xúc của hai khối khí A. chí tuyến hải dương và xích đạo. B. chí tuyến lục địa và xích đạo. C. bắc xích đạo và nam xích đạo. D. chí tuyến và xích đạo. Câu 13: Nguyên nhân chính dẫn đến sự hình thành đai áp thấp xích đạo là A. vận tốc tự quay quanh trục lớn. B. nhiệt độ cao quanh năm. C. diện tích đại dương lớn. D. mưa phân bố đều quanh năm. Câu 14: Vào ngày nào trong năm các địa điểm ở bán cầu Bắc nhận được lượng nhiệt và ánh sáng nhiều nhất? A. 22/12. B. 22/6. C. 23/9. D. 21/3. Câu 15: Khu vực nào sau đây có nhiệt độ trung bình năm cao nhất trên Trái Đất? A. Xích đạo. B. Vòng cực. C. Chí tuyến Bắc. D. Chí tuyến Nam. Câu 16: Miền núi nước ta chịu tác động mạnh nhất của quá trình nào sau đây? A. Xâm thực. B. Thổi mòn. C. Mài mòn. D. Bóc mòn. Câu 17: Phương pháp kí hiệu đường chuyển động khác với phương pháp chấm điểm chủ yếu ở chỗ nó cho biết A. cơ cấu của đối tượng. B. vị trí của các đối tượng. C. hướng di chuyển của đối tượng. D. quy mô của đối tượng. Câu 18: Khi một khối không khí nóng chủ động đẩy lùi khối không khí lạnh, ở chỗ tiếp xúc sẽ hình thành A. frông lạnh. B. frông nóng. C. dải hội tụ nhiệt đới. D. đường hội tụ nội chí tuyến. Câu 19: Tính chất của gió phơn ở sườn đón gió là A. nóng và ẩm. B. mát và ẩm. C. mát và khô. D. nóng và khô. Câu 20: Các cồn cát duyên hải miền Trung nước ta được hình thành do tác động kết hợp của A. thủy triều và dòng biển. B. sông ngòi và thủy triều. C. sóng biển và sông. D. gió và sóng biển.
[ads]