THI247.com giới thiệu đến bạn đọc nội dung đề thi + bảng đáp án (tất cả các mã đề) đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2022 môn Vật lý trường THPT Hương Sơn – Hà Tĩnh.
Câu 1: Hiện tượng hai sóng gặp nhau tạo nên các gợn sóng ổn định gọi là A. hiện tượng giao thoa của hai sóng. B. hiện tượng cộng hưởng của hai sóng. C. hiện tượng phản xạ của hai sóng. D. hiện tượng sóng dừng. Câu 2: Đoạn mạh có R, L, C mắc nối tiếp, đặt vào hai đầu đoạn mạch điện áp xoay chiều có biểu thức u=U0cos (ωt). Điều kiện để có cộng hưởng trong mạch là A. LCω2 = 1. B. R = L/C. C. LCω = 1. D. LC = Rω2. Câu 3: Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ và lò xo nhẹ, đang dao động điều hòa trên mặt phẳng nằm ngang. Thế năng của con lắc đạt giá trị cực đại khi A. vật có vận tốc cực đại. B. lò xo không biến dạng. C. vật đi qua vị trí cân bằng. D. lò xo có chiều dài cực đại. Câu 4: Một chất điểm dao động chỉ chịu tác dụng bởi một ngoại lực cưỡng bức tuần hoàn thì dao động của chất điểm này là A. dao động duy trì. B. dao động tuần hoàn. C. dao động cưỡng bức. D. dao động điều hòa.
Câu 5: Một vật dao động điều hòa theo phương trình x = Acos(ωt + φ) (ω > 0). Pha ban đầu của dao động là A. φ. B. A. C. ωt + φ. D. x. Câu 6: Nguyên tắc tạo ra dòng điện xoay chiều là dựa vào A. hiện tượng phóng tia lửa điện. B. hiện tượng điện phân. C. hiện tượng cảm ứng điện từ. D. hiện tượng hồ quang điện. Câu 7: Một con lắc đơn gồm một vật nhỏ khối lượng m và sợi dây có chiều dài l. Con lắc dao động điều hòa với tần số góc là A. 2π g l. B. 2π l g. C. l g. D. g l. Câu 8: Tính chất cơ bản của từ trường là A. gây ra sự biến đổi về tính chất điện của môi trường xung quanh. B. gây ra lực từ tác dụng lên nam châm hoặc lên dòng điện đặt trong nó. C. gây ra lực hấp dẫn lên các vật đặt trong nó. D. gây ra lực đàn hồi tác dụng lên các dòng điện và nam châm đặt trong nó.
Câu 9: Tại điểm phản xạ thì sóng phản xạ A. ngược pha với sóng tới nếu vật cản là cố định. B. luôn ngược pha với sóng tới. C. ngược pha với sóng tới nếu vật cản là tự do. D. cùng pha với sóng tới nếu vật cản là cố định. Câu 10: Đối với mạch điện kín gồm nguồn điện có suất điện động E, điện trở trong r, với mạch ngoài là điện trở RN thì hiệu điện thế hai đầu mạch ngoài cho bởi biểu thức nào sau đây? A. UN = E – I r. B. UN = E + I r. C. UN = I (RN + r). D. UN = I r. Câu 11: Mạch biến điệu dùng để A. trộn sóng điện từ tần số âm với sóng điện từ cao tần. B. tạo ra dao động điện từ cao tần. C. khuếch đại dao đông điện từ. D. tạo ra dao động điện từ tần số âm. Câu 12: Sóng cơ A. là dao động của mọi điểm trong môi trường. B. là một dạng chuyển động đặc biệt của môi trường. C. là dao động cơ lan truyền trong một môi trường. D. là sự truyền chuyển động của các phần tử trong môi trường.
Câu 13: Phát biểu nào sau đây đúng với mạch điện xoay chiều chỉ chứa tụ điện? A. Dòng điện trễ pha hơn điện áp một góc π/2. B. Dòng điện sớm pha hơn điện áp một góc π/4. C. Dòng điện sớm pha hơn điện áp một góc π/2. D. Dòng điện trễ pha hơn điện áp một góc π/4. Câu 14: Mạch dao động điện từ là mạch kín gồm A. nguồn điện một chiều và cuộn cảm. B. tụ C và cuộn cảm L. C. nguồn điện một chiều và tụ C. D. nguồn điện một chiều, tụ C và cuộn cảm L. Câu 15: Phát biểu nào sau đây đúng? A. Người ta có thể tạo ra từ trường quay bằng cách cho dòng điện một chiều chạy qua nam châm điện. B. Người ta có thể tạo ra từ trường quay bằng cách cho dòng điện xoay chiều ba pha chạy qua ba cuộn dây của stato của động cơ không đồng bộ ba pha. C. Người ta có thể tạo ra từ trường quay bằng cách cho dòng điện xoay chiều một pha chạy qua ba cuộn dây của stato của động cơ không đồng bộ ba pha. D. Người ta có thể tạo ra từ trường quay bằng cách cho dòng điện xoay chiều chạy qua nam châm điện
[ads]