Lý thuyết và câu hỏi trắc nghiệm bản đồ

THI247.com giới thiệu đến bạn đọc tài liệu lý thuyết và câu hỏi trắc nghiệm môn Địa lí lớp 10 chủ đề: bản đồ.

Mục tiêu:
Kiến thức:
+ Phân biệt một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ.
+ Hiểu và trình bày được phương pháp sử dụng bản đồ, Atlat Địa lí để tìm hiểu đặc điểm của các đối tượng, hiện tượng và phân tích các mối quan hệ địa lí.
Kĩ năng:
+ Nhận biết một số phương pháp phổ biến để biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ và Atlat.
+ Ứng dụng bản đồ trong học tập và đời sống.
I. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP BIỂU HIỆN CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐỊA LÍ TRÊN BẢN ĐỒ 1. Phương pháp kí hiệu a. Đối tượng biểu hiện Biểu hiện các đối tượng phân bố theo những điểm cụ thể. b. Các dạng kí hiệu – Kí hiệu hình học. – Kí hiệu chữ. – Kí hiệu tượng hình. c. Khả năng biểu hiện Xác định vị trí, số lượng (quy mô), cấu trúc, chất lượng và động lực phát triển. 2. Phương pháp đường chuyển động a. Đối tượng biểu hiện Thể hiện sự di chuyển của các hiện tượng tự nhiên, kinh tế – xã hội. b. Khả năng biểu hiện Hướng di chuyển, khối lượng, tốc độ di chuyển bằng các mũi tên dài, ngắn hoặc dày, mảnh khác nhau.
3. Phương pháp chấm điểm a. Đối tượng biểu hiện Biểu hiện các đối tượng phân tán, lẻ tẻ bằng cách chấm điểm. b. Khả năng biểu hiện Sự phân bố, số lượng đối tượng. 4. Phương pháp bản đồ – biểu đồ a. Đối tượng biểu hiện Thể hiện giá trị tổng cộng của hiện tượng địa lí trên một phạm vi lãnh thổ bằng cách dùng các biểu đồ đặt vào phạm vi các đơn vị lãnh thổ đó. b. Khả năng biểu hiện Số lượng, chất lượng, cơ cấu của đối tượng. SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TRONG HỌC TẬP VÀ ĐỜI SỐNG 1. Vai trò của bản đồ a.
Trong học tập – Bản đồ là phương tiện để học sinh học tập, rèn luyện các kĩ năng địa lí. Trang 3 – Thông qua bản đồ học sinh biết được hình dạng, kích thước, quy mô, sự phân bố các đối tượng địa lí. b. Trong đời sống Bản đồ là phương tiện được sử dụng rộng rãi trong đời sống hằng ngày: – Tìm đường đi, xác định vị trí, hướng di chuyển của các đối tượng địa lí. – Phục vụ cho các ngành sản xuất: thủy lợi, giao thông, … – Phục vụ cho mục đích quân sự, … 2. Sư dụng bản đồ, atlat a.
Một số vấn đề cần lưu ý – Chọn bản đồ phù hợp với nội dung (mục đích) cần tìm hiểu (học tập). – Đọc bản đồ phải tìm hiểu tỉ lệ của bản đồ và kí hiệu trên bản đồ. – Xác định phương hướng trên bản đồ dựa vào các đường kinh tuyến, vĩ tuyến hoặc mũi tên chỉ hướng. b. Mối quan hệ giữa các yếu tố địa lí – Các đối tượng địa lí đều có mối liên hệ mật thiết với nhau. – Atlat Địa lí là một tập hợp các bản đồ, khi sử dụng thường phải kết hợp bản đồ ở nhiều trang Atlat có nội dung liên quan với nhau để tìm hiểu hoặc giải thích một đối tượng, hiện tượng địa lí.
II. HỆ THỐNG CÂU HỎI ÔN LUYỆN

[ads]