Lý thuyết và câu hỏi trắc nghiệm các nước Âu – Mĩ (từ đầu thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX)

THI247.com giới thiệu đến bạn đọc tài liệu lý thuyết trọng tâm và câu hỏi trắc nghiệm các nước Âu – Mĩ (từ đầu thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX) trong chương trình Lịch sử lớp 10.

Mục tiêu:
Kiến thức:
+ Nêu được những nét chính về cuộc cách mạng công nghiệp.
+ Trình bày được các cuộc đấu tranh hoàn thành cách mạng tư sản.
+ Khái quát được tình hình các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.
+ So sánh được tình hình các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.
Kĩ năng:
+ Rèn luyện kĩ năng sử dụng, khai thác tranh ảnh, bảng số liệu.
+ Rèn luyện kĩ năng phân tích, khái quát, đánh giá các sự kiện lịch sử.
+ So sánh các vấn đề lịch sử.
I. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM
CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 1. Tiền đề – Tư bản: Giai cấp tư sản, quý tộc tư sản hóa tích lũy được lượng tiền khổng lồ để đầu tư phát triển công nghiệp. – Nhân công: Nguồn nhân công dồi dào để tiến hành sản xuất công nghiệp quy mô lớn. – Kĩ thuật: Trình độ tổ chức sản xuất cao, có những công nhân lành nghề… 2. Thời gian – Từ cuối thế kỉ XVIII đến giữa thế kỉ XIX. 3. Phạm vi – Bắt đầu từ nước Anh với một loạt các phát minh + Máy kéo sợi Gien-ni (1764). + Máy kéo sợi chạy bằng sức nước (1769). + Máy hơi nước (1784). + Máy dệt (1785). Máy hơi nước – Lan sang nhiều nước châu Âu và Bắc Mĩ. Máy tách hột bông Tàu thủy Phơn – tơn 4. Hệ quả – Kinh tế: + Làm thay đổi bộ mặt các nước tư bản. + Làm thay đổi căn bản quá trình sản xuất (chuyển từ sản xuất thủ công sang sản xuất bằng máy móc). → Nâng cao năng suất lao động. → Tạo ra nguồn của cải xã hội dồi dào – Xã hội: + Hình thành hai giai câp cơ bản là tư sản và vô sản công nghiệp. + Làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo, thúc đẩy mâu thuẫn xã hội phát triển gay gắt. Nhà máy bông ở Mĩ HOÀN THÀNH CÁCH MẠNG TƯ SẢN Ở CHÂU ÂU VÀ MĨ GIỮA THẾ KỈ XIX 1. Cuộc đấu tranh thống nhất nước Đức – Nguyên nhân: + Kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển ở Đức. → Phải thống nhất đất nước. + Tham vọng Phổ hóa nước Đức của quý tộc luncơ. – Diễn biến: Quá trình thống nhất nước Đức được thực hiện “từ trên xuống dưới” thông qua các cuộc chiến tranh. + Chiến tranh với Đan Mạch (1864). + Chiến tranh với Áo (1866). + Chiến tranh với Pháp (1870 – 1871). – Ý nghĩa: + Đã thống nhất được thị trường dân tộc, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển → Thuộc phạm trù cách mạng tư sản. + Góp phần hoàn thành việc xác lập sự thắng lợi của CNTB trên thế giới. + Là nguồn gốc của chủ nghĩa quân phiệt, biến nước Đức thành lò lửa của các cuộc chiến tranh thế giới sau này. 2. Nội chiến ở Mĩ – Nguyên nhân: + Sự tồn tại của chế độ nô lệ ở miền Nam đã cản trở kinh tế phát triển. + Lin – côn – ứng viên của Đảng Cộng hòa trúng cử Tổng thống, chủ trương xóa bỏ chế độ nô lệ. → Đe dọa quyền lợi của chủ nô miền Nam. → 11 bang miền Nam tuyên bố tách khỏi liên bang, thành lập Hiệp bang riêng. Nội chiến bùng nổ. – Diễn biến: + Năm 1862, Tổng thống kí sắc lệnh cấp đất ở miền Tây cho dân di cư. + Ngày 1/1/1863, sắc lệnh bãi bỏ chế độ nô lệ được ban hành. → Nô lệ được giải phóng, gia nhập quân đội Chính phủ Liên bang. + Ngày 9/4/1865, quân đội Liên bang giành thắng lợi quyết định. Quân đội Hiệp bang phải đầu hàng. Nội chiến kết thúc. – Ý nghĩa: + Là cuộc cách mạng giải phóng xã hội sau cuộc chiến tranh giành độc lập. + Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. → Tạo điều kiện để Mĩ vươn lên đứng đầu thế giới về sản xuất công nghiệp. CÁC NƯỚC ANH, PHÁP, ĐỨC, MĨ CUỐI THẾ KỈ XIX – ĐẦU THẾ KỈ XX KINH TẾ CHÍNH TRỊ ANH – Sản xuất công nghiệp phát triển chậm lại, tụt xuống thứ 3 thế giới. → Nguyên nhân: + Sự lạc hậu về kĩ thuật. + Giai cấp tư sản chú trọng đầu tư vào thuộc địa. – Xuất hiện của các tổ chức độc quyền lũng đoạn kinh tế → Chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc. – Đối nội: + Theo chế độ đại nghị. + Hai đảng Tự do và Bảo thủ thay nhau cầm quyền. – Đối ngoại: + Đẩy mạnh xâm lược thuộc địa. → Diện tích thuộc địa lớn nhất trên thế giới. → Chủ nghĩa đế quốc thực dân. PHÁP – Nhịp độ phát triển công nghiệp giảm, tụt xuống hàng thứ 4 thế giới. → Nguyên nhân: + Hậu quả của chiến tranh Pháp – Phổ (1870- 1871). + Giai cấp tư sản Pháp chú trọng xuất khẩu tư bản ra nước ngoài hơn đầu tư sản xuất trong nước. + Sự lạc hậu về kĩ thuật. – Xuất hiện các tổ chức độc quyền tập trung cao trong lĩnh vực ngân hàng. Xuất khẩu tư bản dưới hình thức cho vay lãi. → Chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi. – Đối nội: Đang ở trong nền Cộng hòa thứ ba, nhưng chính trị thường xuyên khủng hoảng. – Đối ngoại: + Phá thế bao vây của Đức. + Đẩy mạnh xâm lược thuộc địa. ĐỨC – Vươn lên đứng đầu châu Âu, thứ hai thế giới về sản xuất công nghiệp. → Nguyên nhân: + Thị trường dân tộc đã được thống nhất. + Tác động của chiến tranh Pháp – Phổ (1870- 1871). – Đối nội: + Tổ chức theo mô hình liên bang. + Nền quân chủ nửa chuyên chế khoác áo đại nghị. – Đối ngoại: Công khai đòi dùng vũ lực chia lại thế giới. + Tận dụng những thành tựu kĩ thuật của các nước đi trước. + Nguồn nhân lực dồi dào. – Quá trình tập trung sản xuất và hình thành các tổ chức độc quyền diễn ra sớm hơn các nước châu Âu khác. → Chủ nghĩa đế quốc quân phiệt, hiếu chiến. MĨ – Vươn lên đứng đầu thế giới về sản xuất công nghiệp. → Nguyên nhân: + Nội chiến đã giải phóng sức lao động nô lệ. + Tài nguyên phong phú, thị trường rộng lớn, nhân công dồi dào. + Áp dụng các thành tựu kĩ thuật hiện đại. – Hình thành các tơ-rớt khổng lồ khi chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc. → Đế quốc của những ông vua công nghiệp. – Đối nội: Theo chế độ cộng hòa tổng thống, phục vụ lợi ích của giai cấp tư sản – Đối ngoại: + Can thiệp vào khu vực Mĩ Latinh bằng đô la và sức mạnh quân sự. + Mở rộng ảnh hưởng sang phía đông Thái Bình Dương.
II. HỆ THỐNG CÂU HỎI ÔN LUYỆN

[ads]