Tóm tắt lý thuyết và hướng dẫn giải các dạng bài tập polime và vật liệu polime

Tài liệu gồm 19 trang tóm tắt lý thuyết và hướng dẫn giải các dạng bài tập polime và vật liệu polime trong chương trình Hóa học 12 chương 4, nhằm giúp học sinh học tốt chương trình Hóa học 12 và ôn thi THPT Quốc gia môn Hóa học.

Khái quát nội dung tài liệu tóm tắt lý thuyết và hướng dẫn giải các dạng bài tập polime và vật liệu polime:
A. TÓM TẮT KIẾN THỨC
I. Định nghĩa, phân loại và danh pháp.
1. Định nghĩa.
2. Phân loại.
3. Danh pháp.
II. Cấu trúc.
III. Tính chất.
1. Tính chất vật lý.
2. Tính chất hóa học.
IV. Điều chế.
1. Điều chế bằng phản ứng trùng hợp.
2. Điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.
B. MỘT SỐ ĐIỂM CẦN CHÚ Ý KHI GIẢI BÀI TẬP
C. CÁC DẠNG TOÁN THƯỜNG GẶP VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI
Dạng 1. Xác định hệ số polime hóa, tỉ lệ mắt xích, số mắt xích của polime.
Hệ số polime hóa = PTK polime / PTK mắt xích.
Dạng 2. Tính hiệu suất phản ứng tạo polime (hiệu suất phản ứng polime).
Hiệu suất phản ứng tạo polime (hay phần trăm monome tham gia tạo polime):
H phản ứng = m polime phản ứng / m polime ban đầu * 100% = n polime phản ứng / n polime ban đầu * 100% = số mắt xích phản ứng / số mắt xích ban đầu * 100%.
Dạng 3. Tính lượng chất tạo polime khi biết khối lượng polime cùng hiệu suất mỗi giai đoạn tổng hợp và ngược lại.
Phản ứng tổng hợp polime thường gồm nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn lại ứng với một hiệu suất Hi nhất định. Vì vậy, để đơn giản hóa bài toán ta cần chú ý:
+ Lập sơ đồ hợp thức giữa chất đã biết và chất cần tìm, có chú ý tới hiệu suất phản ứng, đồng thời bỏ qua các hệ số n.
+ Hiệu suất của cả quá trình tổng hợp polime: H = H1.H2.H3 ….
+ Sử dụng triệt để phương pháp bảo toàn, thường là phương pháp bảo toàn nguyên tố C, để lời giải nhanh gọn.

[ads]