Chuyên đề nâng cao cảm ứng điện từ Vật lí 11

Chuyên đề nâng cao cảm ứng điện từ Vật lí 11 được trích từ cuốn sách Khám Phá Tư Duy Sáng Tạo Bồi Dưỡng Học Sinh Giỏi Vật Lí 11 THPT của tác giả Chu Văn Biên.

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Hiện tượng cảm ứng điện từ. Suất điện động cảm ứng.
2. Tự cảm. Suất điện động tự cảm. Năng lượng từ.
II. CÁC DẠNG TOÁN
Dạng 1. Chiều của dòng điện cảm ứng.
Bước 1: Xác định từ trường ban đầu (từ trường của nam châm) theo quy tắc “Vào nam (S) ra Bắc (N)” Bước 2: Xác định từ trường cảm ứng do khung dây sinh ra theo định luật Lenxơ. Xét từ thông qua khung dây tăng hay giảm Nếu Φ tăng thì Bc ngược chiều B, nếu Φ giảm thì Bc cùng chiều B.
Quy tắc chung: gần ngược – xa cùng. Nghĩa là khi nam châm hay khung dây lại gần nhau thì Bc và B ngược. Còn khi ra xa nhau thì Bc và B ngược. Bước 3: Xác định dòng điện cảm ứng sinh ra trong khung dây theo qui tắc nắm tay phải.
Dạng 2. Từ thông trong khung dây kín – suất điện động cảm ứng.
+ Từ thông gửi qua khung dây có N vòng: Trong đó: Φ là từ thông, đơn vị là Wb (Vêbe); B là cảm ứng từ, đơn vị là T; S là diện tích của khung dây, đơn vị là m2; α là góc tạo bởi B và pháp tuyến n của S. Nếu không có những điều kiện bắt buộc với chiều của n thì chọn chiều của n sao cho α là góc nhọn. + Suất điện động cảm ứng trong khung dây có N vòng + Dòng điện cảm ứng chạy trong dây dẫn có điện trở R Nếu B biến thiên Nếu S biến thiên Nếu α biến thiên Khi nói mặt phẳng khung dây hợp với cảm ứng từ B một góc β thì α = ±β.
Dạng 3. Suất điện động cảm ứng trong một đoạn dây chuyển động.
1. Suất điện động cảm ứng trong một đoạn dây dẫn chuyển động trong từ trường. + Khi đoạn dây dẫn chuyển động cắt các đường sức từ thì trong đoạn dây đó xuất hiện suất điện động (đóng vai trò như nguồn điện). Suất điện động trong trường hợp này cũng gọi là suất điện động cảm ứng.
2. Quy tắc bàn tay phải: Đặt bàn tay phải hứng các đường sức từ, ngón tay cái choãi ra 900 chỉ chiều chuyển động của đoạn dây, khi đó đoạn dây dẫn đóng vai trò như một nguồn điện, chiều từ cổ tay đến ngón tay giữa chỉ chiều từ cực âm sang cực dương của nguồn điện đó. Khi mạch được nối kín thì trong mạch có dòng điện cảm ứng ic. Bên trong nguồn điện, dòng điện có chiều từ cực âm sang cực dương, bên ngoài thì ngược lại.
3. Biểu thức suất điện động cảm ứng trong đoạn dây + Xét trường hợp đơn giản từ trường B vuông góc với mặt khung dây, khi đó suất điện động trong khung dây được tính theo công thức + Trong trường hợp B và v hợp với nhau một góc α + Khi mạch kín thì dòng cảm ứng chạy trong dây dẫn có điện trở R + Khi trong mạch có hai dòng điện thì số chỉ Ampe kế sẽ là tổng đại số hai dòng điện (hai dòng điện ở đây chính là dòng I do nguồn E tạo ra và dòng ic do hiện tượng cảm ứng điện từ tạo ra).
Dạng 4. Tự cảm – suất điện động tự cảm – năng lượng từ trường.
1. Hiện tượng tự cảm: Là hiện tượng cảm ứng điện từ xảy ra trong một mạch có dòng điện mà sự biến thiên từ thông qua mạch được gây ra bởi sự biến thiên của cường độ dòng điện trong mạch kín.
2. Mối liên hệ giữa từ thông và dòng điện + Cảm ứng từ B trong ống dây + Từ thông tự cảm qua ống dây (B vuông góc với mỗi mặt của vòng dây) Với L là độ tự cảm – hệ số tự cảm của ống dây, đơn vị là henri – H. Với n là mật độ vòng dây V là thể tích ống dây là chiều dài ống dây và S là tiết diện ngang của ống dây. Trong mạch điện L được kí hiệu như hình vẽ trên. Kết luận: Suất điện động tự cảm xuất hiện trong hiện tượng tự cảm và có độ lớn tỉ lệ với tốc độ biến thiên của dòng điện trong mạch. + Năng lượng từ trường sinh ra bên trong ống dây + Mật độ năng lượng từ trường w bên trong ống dây.

[ads]