Chuyên đề nâng cao chất rắn, chất lỏng và sự chuyển thể Vật lí 10

Chuyên đề nâng cao chất rắn, chất lỏng và sự chuyển thể Vật lí 10 được trích từ cuốn sách Khám Phá Tư Duy Sáng Tạo Bồi Dưỡng Học Sinh Giỏi Vật Lí 10 THPT của tác giả Chu Văn Biên.

Chuyên đề 1. SỰ BIẾN DẠNG CỦA VẬT RẮN.
Khi giải các bài toán về biến dạng cần chú ý:
– Xác định nguyên nhân gây ra biến dạng (cơ, nhiệt hay cả cơ và nhiệt).
– Áp dụng các công thức về biến dạng của vật rắn, chú ý:
+ Trong biến dạng cơ thì l0 là chiều dài ban đầu của vật, trong biến dạng nhiệt thì l0 là chiều dài của vật ở 0oC.
+ Trong biến dạng nhiệt có thể dùng công thức gần đúng để xác định chiều dài của vật ở t2oC qua chiều dài của vật ở t1oC: l2 ≈ l1[1 + α 21 (t – t)].
+ Trong biến dạng nhiệt, với cùng một chất thì β = 3α.
– Phân biệt độ biến dạng tuyệt đối là ∆l = l2 – l1; độ biến dạng tương đối (tỉ đối) là ∆l hay ∆l.
Chuyên đề 2. CÁC HIỆN TƯỢNG BỀ MẶT CỦA CHẤT LỎNG.
Khi giải các bài toán về hiện tượng bề mặt chất lỏng cần chú ý:
– Áp dụng các công thức tính lực căng mặt ngoài, tính độ dâng (hạ) của chất lỏng trong ống mao dẫn hoặc trong khe hẹp.
– Chất lỏng dâng lên khi bị dính ướt, chất lỏng hạ xuống khi không bị dính ướt.
– Chiều dài đường giới hạn l là tổng độ dài các đoạn tiếp xúc giữa chất lỏng và chất rắn.
– Kết hợp với các công thức cơ học khác: tính công, điều kiện cân bằng, biểu thức các lực cơ học.
Chuyên đề 3. HƠI BÃO HÒA – ĐỘ ẨM CỦA KHÔNG KHÍ.
Khi giải các bài toán về hơi bão hòa, độ ẩm của không khí cần chú ý:
– Áp dụng công thức tính độ ẩm tương đối (a và A cùng đơn vị, A được cho ở bảng Áp suất hơi nước bão hòa và khối lượng riêng của nó: A = ρ (g/m3)).
– Coi hơi bão hòa gần đúng như khí lí tưởng: p = μ a RT; pbh = μ A RT (p là áp suất hơi nước trong không khí, pbh là áp suất hơi nước bão hòa).
– Kết hợp các công thức nhiệt học khác như: phương trình trạng thái, các đẳng quá trình.

[ads]