Đề cuối kì 1 Vật lí 11 năm 2022 – 2023 trường Lương Ngọc Quyến – Thái Nguyên

THI247.com sưu tầm và giới thiệu đến bạn đọc nội dung đề thi và bảng đáp án / hướng dẫn giải Đề cuối kì 1 Vật lí 11 năm 2022 – 2023 trường Lương Ngọc Quyến – Thái Nguyên.

Câu 1. Quả cầu nhỏ mang điện tích 10-9C đặt trong không khí. Cường độ điện trường tại 1 điểm cách quả cầu 3cm là A. 5.103V/m B. 105V/m C. 3.104V/m D. 104V/m Câu 2. Ghép 3 pin giống nhau nối tiếp mỗi pin có suất điện động 3 V và điện trở trong 1 Ω. Suất điện động và điện trở trong của bộ pin là A. 3 V và 3 Ω. B. 3 V và 1/3 Ω. C. 9 V và 3 Ω. D. 9 V và 1/3 Ω. Câu 3. Hai quả cầu kim loại kích thước giống nhau mang điện tích với |q1| = |q2|, đưa chúng lại gần thì chúng hút nhau. Nếu cho chúng tiếp xúc nhau rồi tách ra thì chúng sẽ mang điện tích: A. q = 2q1 B. q = 0 C. q =q1/2 D. q = q1 Câu 4. Xét tương tác của hai điện tích điểm trong một môi trường xác định. Khi lực đNy Cu-lông tăng 2 lần thì hằng số điện môi A. vẫn không đổi. B. giảm 2 lần. C. tăng 2 lần. D. giảm 4 lần. Câu 5. Bản chất dòng điện trong chất điện phân là.
A. dòng ion dương dịch chuyển theo chiều điện trường. B. dòng ion âm dịch chuyển ngược chiều điện trường. C. dòng ion dương và dòng ion âm chuyển động có hướng theo hai chiều ngược nhau. D. dòng electron dịch chuyển ngược chiều điện trường. Câu 6. Cường độ dòng điện chạy qua tiết diện thẳng của dây dẫn là 1,5A. Trong khoảng thời gian 3s thì điện lượng chuyển qua tiết diện dây là A. 5,4C B. 4,5C C. 0,3C D. 0,5C Câu 7. N ếu ghép 3 pin giống nhau, mỗi pin có suất điện động 3V thành một bộ nguồn nối tiếp thì bộ nguồn sẽ đạt được giá trị suất điện động: A. 6V B. 3V C. 9V D. 5V Câu 8. Cho mạch điện như hình vẽ. Trong đó E = 6V, r= 0,1Ω, Rd= 11Ω, R = 0,9Ω.
Tính hiệu điện thế định mức và công suất định mức của bóng đèn, biết đèn sáng bình thường. A. 5,5V; 2,75W. B. 5,54V; 2,75W. C. 5,54V; 3W. D. 5,5V; 3W. Câu 9. Có hai điện tích điểm q1 và q2, chúng hút nhau. Khẳng định nào sau đây là đúng? A. q1.q2 > 0. B. q1.q2 < 0. C. q1< 0 và q2 < 0. D. q1> 0 và q2 > 0. Câu 10. Hạt tải điện trong kim loại là A. ion dương. B. ion âm. C. ion dương và electron tự do. D. electron tự do. Câu 11. Hai điểm M và N nằm trên cùng một đường sức của một điện trường đều có cường độ E, hiệu điện thế giữa M và N là UMN khoảng cách MN = d. Công thức nào sau đây là không đúng? A. UMN = VM – VN. B. AMN = q.UMN C. UMN = E.d D. E = UMN.d.
Câu 12. Hai điện tích q1= 4.10-8C và q2= – 4.10-8C đặt tại hai điểm A và B cách nhau một khoảng 4cm trong không khí. Lực tác dụng lên điện tích q = 2.10-7C đặt tại trung điểm O của AB là A. 0,09N B. 0,36N C. 0N D. 36N Câu 13. Phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng. B. Cường độ dòng điện là đại lượng đặc trưng cho tác dụng mạnh, yếu của dòng điện và được đo bằng điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng của vật dẫn trong một đơn vị thời gian. C. Chiều của dòng điện được quy ước là chiều chuyển dịch của các điện tích âm. D. Chiều của dòng điện được quy ước là chiều chuyển dịch của các điện tích dương. Câu 14. Đơn vị điện dung có tên là gì ? A. Vôn trên mét. B. Fara. C. Culông. D. Vôn.

[ads]