Đề cuối kỳ 2 Địa lí 11 năm 2021 – 2022 trường THPT Lạc Long Quân – Bến Tre

THI247.com giới thiệu đến bạn đọc nội dung đề thi và bảng đáp án / hướng dẫn giải đề cuối kỳ 2 Địa lí 11 năm 2021 – 2022 trường THPT Lạc Long Quân – Bến Tre.

Chọn đáp án đúng nhất Câu 1. Nhật Bản có vị trí địa lí ở A. phía Đông Châu Á, giữa Thái Bình Dương và biển Đông. B. phía Đông Á, giữa Thái Bình Dương và biển Nhật Bản. C. phía Đông Nam Châu Á, giữa Thái Bình Dương và biển Nhật Bản. D. phía Đông Châu Á, giữa Thái Bình Dương và biển Hoa Đông Trung Quốc. Câu 2. Đảo nào trong 4 đảo sau đây có diện tích lớn nhất của Nhật Bản? A. Hôn-su. B. Kiu-xiu. C. Hôc-cai-đô. D. Xi-cô-cư. Câu 3. Tính cách nào sau đây không phải là tính cách của người Nhật? A. Nóng nảy, vội vàng trong làm việc. B. Ý thức tự giác cao. C. Tận dụng tối đa thời gian cho công việc. D. Tinh thần trách nhiệm rất cao trong công việc. Câu 4. Các ngành chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu công nghiệp của Nhật Bản là A. công nghiệp luyện kim, công nghiệp hóa chất.
B. công nghiệp chế tạo, sản xuất điện tử, xây dựng, dệt. C. công nghiệp đóng tàu và công nghiệp hàng không vũ trụ. D. khai thác khoáng sản và công nghiệp chế biến thực phẩm. Câu 5. Nguyên liệu phục vụ cho ngành dệt của Nhật Bản được xếp hàng đầu thế giới là A. tơ tằm. B. bông vải. C. sợi tổng hợp. D. len từ lông cừu. Câu 6. Dân số Nhật Bản hiện nay đang diễn biến theo xu hướng nào? A. Trẻ hóa. B. Già hóa. C. Ổn định. D. Không ổn định. Câu 7. Đặc điểm nào không đúng với dân cư Nhật Bản? A. Có số dân đông. B. Tốc độ tăng dân số hàng năm thấp. C. Tỉ lệ người già cao. D. Tốc độ tăng dân số hàng năm cao. Câu 8. Cây lương thực chủ yếu của Nhật Bản là A. lúa mì. B. ngô. C. lúa gạo. D. lúa mạch. Câu 9. Giá trị lớn nhất của sông ngòi Nhật Bản là A. có tiềm năng thủy điện lớn. B. bồi đắp phù sa cho các đồng bằng. C. thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.
D. thuận lợi cho giao thông đường thủy. Câu 10. Điều nào sau đây không đúng với đặc điểm tự nhiên của đất nước Nhật Bản? A. Đồi núi chiếm đại bộ phận diện tích. B. Sông ngòi khá phát triển nhưng ngắn và dốc. C. Bờ biển bị cắt xẻ mạnh, có nhiều vịnh, đảo kín gió. D. Đồng bằng hẹp, tập trung ven biển của đảo Hôc-cai-đô. Câu 11. Nhật Bản thường xuyên chịu động đất, núi lửa vì A. địa hình chủ yếu là đồi núi. B. bờ biển dài, khúc khuỷu, nhiều vũng vịnh. C. nằm trong “vành đai núi lửa Thái Bình Dương”. D. lãnh thổ là quần đảo, cách xa lục địa nên không vững chắc. Câu 12. Khó khăn lớn nhất trong sản xuất nông nghiệp của Nhật Bản là A. thiếu lao động. B. thiếu tài nguyên. C. khí hậu khắc nghiệt. D. thiếu diện tích canh tác. Câu 13. Các nước ở khu vực Đông Nam Á được phân chia như sau: A. 6 nước ở lục địa, 5 nước ở biển đảo. B. 5 nước ở lục địa, 6 nước ở biển đảo. C. 7 nước ở lục địa, 4 nước ở biển đảo. D. 4 nước ở lục địa, 7 nước ở biển đảo. Câu 14. Nước nào ở Đông Nam Á dưới đây có vị trí không giáp biển Đông?
A. Đông-Ti-mo. B. Thái Lan. C. Lào. D. Cam-pu-chia. Câu 15. Quốc gia nào sau đây có tỉ trọng ngành dịch vụ chiếm tỉ lệ cao nhất trong tổng GDP? A. Thái Lan. B. Xin-ga-po. C. Ma-lai-xi-a. D. In-đô-nê-xi-a. Câu 16. Khu vực Đông Nam Á không tiếp giáp với biển hoặc đại dương nào sau đây? A. Thái Bình Dương. B. Đại Tây Dương. C. Ấn Độ Dương. D. Biển Đông. Câu 17. Hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các nước Đông Nam Á là A. từ một nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế tri thức. B. từ một nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp. C. từ nền kinh tế thủ công nghiệp sang công nghiệp hiện đại hóa. D. từ nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế phát triển công nghiệp và dịch vụ. Câu 18. Đông Nam Á biển đảo có đặc điểm tự nhiên là A. nhiều đồng bằng, ít đồi núi. B. có mùa đông lạnh. C. nhiều đồi núi, ít đồng bằng. D. đất đai kém màu mỡ. Câu 19. Quốc gia nào sau đây thuộc Đông Nam Á biển đảo? A. Thái Lan. B. Cam-pu-chia. C. Mi-an-ma. D. Xin-ga-po. Câu 20. Diện tích các quốc gia khu vực Đông Nam Á là A. 4,5 triệu km2. B. 5,5 triệu km2. C. 6,5 triệu km2. D. 7,5 triệu km2.

[ads]