Đề cương ôn tập HK1 Ngữ Văn 10 năm 2019 – 2020 trường Nguyễn Bỉnh Khiêm – Gia Lai

THI247.com giới thiệu đến bạn đọc đề cương ôn tập HK1 Ngữ Văn 10 năm học 2019 – 2020 trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm – Gia Lai, nhằm giúp các bạn nắm vững trọng tâm kiến thức Ngữ Văn 10 cần ôn tập, cùng với đó là một số đề thi học kỳ 1 Ngữ Văn 10 để các bạn thử sức trước kỳ thi.

Nội dung đề cương ôn tập HK1 Ngữ Văn 10 năm 2019 – 2020 trường Nguyễn Bỉnh Khiêm – Gia Lai:
PHẦN I. KIẾN THỨC VÀ KĨ NĂNG LÀM CÁC DẠNG ĐỀ ĐỌC – HIỂU
I. Phạm vi và yêu cầu của phần đọc – hiểu
1. Phạm vi
Các văn bản được chọn có thể là văn bản văn học (trong chương trình hoặc ngoài chương trình Ngữ văn phổ thông), văn bản nhật dụng.
2. Yêu cầu
Đọc hiểu văn bản theo 4 cấp độ:
– Nhận biết về thể loại, phương thức biểu đạt, cách sử dụng từ ngữ, câu văn, hình ảnh, các biện pháp tu từ.
– Hiểu được đặc điểm, ý nghĩa của việc sử dụng từ ngữ, câu văn, hình ảnh, biện pháp tu từ.
– Khái quát được nội dung cơ bản của văn bản, đoạn văn bản.
– Bày tỏ suy nghĩ, quan điểm về một vấn đề nêu ra trong văn bản.
II. Kiến thức trọng tâm
1. Kiến thức về từ
– Phân loại từ theo phạm vi sử dụng: Từ toàn dân, từ địa phương, từ lóng, khẩu ngữ, thuật ngữ…
– Phân loại từ theo cấu tạo: Từ đơn, từ phức (từ láy, từ ghép).
– Đặc điểm ngữ âm, ngữ nghĩa.
– Các biện pháp tu từ về từ: so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, điệp từ, nói giảm nói tránh, nói quá, tương phản, liệt kê, chơi chữ ….
2. Kiến thức về câu
– Các loại câu phân loại theo cấu tạo ngữ pháp: câu đơn (câu đơn bình thường, câu đơn đặc biệt), câu ghép (câu ghép đẳng lập, câu ghép chính phụ).
– Các loại câu phân loại theo mục đích nói: câu tường thuật, câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm.
– Câu tỉnh lược, câu đặc biệt, câu khẳng định, câu phủ định …
– Nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn.
3. Kiến thức về văn bản
– Đề tài, chủ đề, bố cục, nội dung chính của văn bản.
– Phân loại văn bản theo phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh, hành chính – công vụ.
– Các thể loại của văn bản văn học.
– Các phương thức trần thuật trong văn bản nghệ thuật: Trực tiếp (ngôi thứ nhất), nửa trực tiếp (từ ngôi thứ ba nhưng điểm nhìn và lời kể theo giọng điệu của nhân vật trong tác phẩm), gián tiếp (ngôi thứ 3).
III. Bài tập minh họa
PHẦN II
: LÀM VĂN (NGHỊ LUẬN VĂN HỌC)

I. Phạm vi – yêu cầu
1. Yêu cầu
– Dạng bài: Nghị luận về một tác phẩm/ đoạn trích thơ.
– Kiến thức:
+ HS nắm được tác giả, tác phẩm, xuất xứ, vị trí đoạn trích của tác phẩm.
+ HS nắm được nội dung của tác phẩm.
+ HS nắm được nghệ thuật, phong cách của tác giả.
2. Phạm vi
Viết bài văn nghị luận văn học về các tác phẩm:
– Tỏ lòng (Phạm Ngũ Lão).
– Cảnh ngày hè (Nguyễn Trãi).
– Nhàn (Nguyễn Bỉnh Khiêm).
II. Kiến thức trọng tâm
PHẦN III. ĐỀ MINH HỌA

[ads]