Đề giữa học kì 1 Lịch sử 12 năm 2023 – 2024 trường THPT Lê Hồng Phong – Đắk Lắk

THI247.com sưu tầm và giới thiệu đến bạn đọc nội dung đề thi và bảng đáp án / hướng dẫn giải Đề giữa học kì 1 Lịch sử 12 năm 2023 – 2024 trường THPT Lê Hồng Phong – Đắk Lắk.

Câu 1. Tại sao gọi là “Trật tự 2 cực Ianta” trên thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Tại Ianta, Mĩ- Xô phân chia khu vực ảnh hưởng và đại diện cho hai phe. B. Mĩ- Xô cầm đầu hai phe gây chiến với nhau với điểm xuất phát tại Ianta. C. Mĩ- Xô phân chia khu vực ảnh hưởng trên thế giới với ranh giới tại Ianta D. Tại Ianta, Mĩ- Xô tiến hành các cuộc đàm phán về hợp tác quân sự, kinh tế. Câu 2. Năm nước sáng lập ra Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) vào năm 1967 tại Băng-cốc là A. Thái Lan, Xingapo, Malaixia, Inđônêxia, Philippin. B. Malaixia, Philippin, Mianma, Thái Lan, Xingapo. C. Thái Lan, Xingapo, Malaixia, Inđônêxia, Brunây. D. Malaixia, Inđônêxia, Mianma, Thái Lan, Xingapo.
Câu 3. “Kế hoạch Mácsan” (6/1947) của Mĩ còn có tên gọi khác là A. “Kế hoạch phục hưng châu Âu”. B. “Kế hoạch phát triển châu Âu”. C. “Kế hoạch tái thiết châu Âu”. D. “Kế hoạch khôi phục châu Âu”. Câu 4. Từ năm 1950- 1973, kinh tế các nước Tây Âu phát triển nhanh nhờ vào yếu tố nào nhất: A. Áp dụng những thành tựu khoa học- kĩ thuât hiện đại để tăng năng suất. B. Tận dụng tốt các cơ hội bên ngoài như nguồn viện trợ của Mĩ, hợp tác C. Có môi trường chính trị thuận lợi như không xảy ra các cuộc chiến tranh D. Vai trò của nhà nước trong việc quản lí, điều tiết, thúc đẩy nền kinh tế.
Câu 5. Mối lo ngại lớn nhất của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là A. Nội chiến Quốc- Cộng kết thúc và nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời năm 1949. B. Chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống thế giới, trải dài từ Đông Âu đế phía đông châu Á. C. Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử, phá vỡ thế độc quyền vũ khí hạt nhân của Mĩ. D. Nhật, Tây Âu trở thành hai trung tâm kinh tê- tài chính lớn thế giới cạnh tranh với Mĩ Câu 6. Năm 2000, ai trở thành Tổng thống của Liên bang Nga? A. En- xin; B. Mécvêđép C. V. Putin; D. Goócbachốp.
Câu 7. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc dấy lên mạnh mẽ ở A. Châu Á, châu Phi và khu vực Mĩ Latinh. B. Châu Phi và châu Á- Thái Bình Dương. C. Châu Á, châu Phi và khu vực Caribê. D. Châu Á, châu Phi và khu vực Trung Đông. Câu 8. Một trong những điểm mới trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ năm 1973 – 1991 so với từ năm 1952 – 1973 là A. Tăng cường quan hệ với các nước Đông Nam Á và ASEAN. B. Bình thường hóa quan hệ ngoại giao mọi mặt với Liên Xô. C. Liên minh chặt chẽ với Mĩ để chống phe xã hội chủ nghĩa D. Kéo dài thời hạn vô điều kiện Hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật. Câu 9. Chiến lược toàn cầu của Mĩ với 3 mục tiêu chủ yếu, theo em mục tiêu nào có ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam? A. Khống chế các nước lệ thuộc vào Mĩ về quân sự. B. Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới C. Ngăn chặn và tiến tới tới xóa bỏ chủ nghĩa xã hội. D. Đàn áp phong trào công nhân và cộng sản quốc tế.

[ads]