Đề giữa học kỳ 1 Lịch sử 12 năm 2022 – 2023 trường THPT Nguyễn Huệ – Quảng Nam

THI247.com giới thiệu đến bạn đọc nội dung đề thi và bảng đáp án / hướng dẫn giải đề giữa học kỳ 1 Lịch sử 12 năm 2022 – 2023 trường THPT Nguyễn Huệ – Quảng Nam.

Câu 1. Sau Chiến tranh thế giới thứ II, cường quốc Liên Xô và Mĩ nhanh chóng chuyển từ quan hệ đồng minh sang A. hợp tác. B. hòa hoãn. C. đối đầu. D. đối thoại. Câu 2. Nội dung nổi bật trong chính sách đối ngoại của Mĩ trong những năm 80 của thế kỉ XX là A. tiếp tục triển khai chiến lược toàn cầu, làm bá chủ thế giới. B. hòa hoãn với các nước trên thế giới để tập trung phát triển. C. tăng cường chạy đua vũ trang để xâm chiếm nhiều nước. D. cùng với Liên Xô tuyên bố chấm dứt chiến tranh lạnh. Câu 3. : Sự kiện được xem là khởi đầu cho chính sách chống Liên Xô gây nên cuộc chiến tranh lạnh là A. thành lập tổ chức hiệp ước Vácsava (5/1955). B. thông điệp của tổng thống Truman (3/1947). C. thực hiện kế hoạch Mácsan (6/ 1947). D. thành lập khối quân sự NATO (4/ 1949). Câu 4. Nội dung nào không phải quyết định quan trọng của Hội nghị Ianta? A. Thống nhất tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát và chủ nghĩa quân phiệt. B. Thành lập tổ chức Liên hợp quốc duy trì hoà bình, an ninh thế giới. C. Hình thành khối đồng minh để cùng nhau chống chủ nghĩa phát xít. D. Thỏa thuận về việc đóng quân và phân chia khu vực ảnh hưởng. Câu 5. Nửa sau những năm 80 của thế kỉ XX, Nhật Bản đã vươn lên trở thành A. siêu cường tài chính số một thế giới. B. có nền kinh tế đứng đầu thế giới. C. nước công nghiệp phát triển nhất thế giới. D. trung tâm kinh tế – tài chính số 1 thế giới.
Câu 6. Sự ra đời của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương(NATO) và Tổ chức Hiệp ước Vácsava đã dẫn đến tình trạng gì trong quan hệ quốc tế? A. thế giới ở giai đoạn căng thẳng nhất, ảnh hưởng đến nhiều nước. B. Sự xác lập cục diện 2 cực, chiến tranh lạnh bao trùm thế giới. C. Chiến tranh lạnh chuẩn bị bước vào giai đoạn kết thúc. D. Tình trạng trở nên căng thẳng giữa Liên Xô và Mĩ bắt đầu. Câu 7. Từ công cuộc xây dựng đất nước của Ấn Độ, Việt Nam có thể rút ra bài học gì cho công cuộc đổi mới đất nước? A. Nâng cao trình độ dân trí để khai thác hợp lý nguồn tài nguyên. B. Đẩy mạnh cuộc cách mạng chất xám để xuất khẩu phần mềm. C. Ứng dụng những thành tựu của Khoa học- kĩ thuật vào sản xuất. D. Đẩy mạnh cuộc “cách mạng xanh” để xuất khẩu lúa gạo. Câu 8. Một trong những sự kiện chứng tỏ kết quả chiến lược toàn cầu của Mĩ bị thất bại từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000 là A. thắng lợi của Irắc trong chiến tranh Vùng Vịnh (1990-1991). B. sự thay đổi chính sách của các nước Tây Âu với Mĩ. C. thắng lợi của cách mạng Việt Nam (1954-1975). D. sự lớn mạnh của Liên Xô và các nước Đông Âu. Câu 9. Trật tự hai cực Ianta hoàn toàn sụp đổ khi nào? A. Chế độ xã hội chủ nghĩa ở các nước Đông Âu tan rã. B. Tổ chức quân sự Vac-sa-va chấm dứt hoạt động.
C. Mĩ và Liên Xô tuyên bố chấm dứt chiến tranh lạnh. D. Liên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết sụp đổ. Câu 10. Sau khi chiến tranh lạnh chấm dứt, các quốc gia đều điều chỉnh chiến lược phát triển lấy lĩnh vực nào làm trọng tâm? A. Chính trị. B. Quân sự. C. Kinh tế. D. Văn hóa. Câu 11. Điểm tương đồng của lịch sử 3 nước Đông Dương từ (1945-1975) là A. đều gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á năm 1975. B. tiến hành cuộc kháng chiến chống Mĩ cùng thời điểm. C. cùng đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của Pháp, Mĩ.. D. cùng giành được thắng lợi và tuyên bố độc lập năm 1945. Câu 12. Sự kiện nào sau đây đánh dấu sự khởi sắc của tổ chức Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)? A. Cộng đồng ASEAN ra đời (2015). B. Ký Hiến chương ASEAN (2007). C. Ký Hiệp ước Bali năm (1976) D. Việt Nam gia nhập ASEAN (1995). Câu 13. Từ năm 1945-1949 ở Trung Quốc diễn ra cuộc nội chiến giữa A. Đảng Cộng sản và Quốc Dân Đảng. B. Đảng Cộng Sản và Đảng dân chủ. C. Đảng Cộng hòa và Đảng Cộng sản. D Đảng Dân Chủ và Đảng Cộng hòa. Câu 14. Các quốc gia/ vùng lãnh thổ nào sau đây không nằm ở khu vực Đông Bắc Á? A. Triều Tiên, Hàn Quốc. B. Thái Lan, Ấn Độ. C. Hồng Công, Đài Loan. D. Nhật Bản, Trung Quốc. Câu 15. Thành tựu quan trọng nhất Liên Xô đạt được trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội từ 1950 – 1973 là gì? A. Phóng thành công con tàu vũ trụ có người lái vào không gian.
B. Trình độ văn hoá và học vấn của người dân được nâng cao. C. Trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới (sau Mĩ). D. Đi đầu trong các ngành công nghiệp vũ trụ, công nghiệp điện hạt nhân. Câu 16. Đến đầu những năm 70 của thế kỷ XX, Liên Xô đã A. đạt thế cân bằng về sức mạnh hạt nhân so với Mĩ và các nước phương Tây. B. đạt thế cân bằng sức mạnh về tài chính so với Mĩ và các nước phương Tây. C. đạt thế cân bằng về chinh phục vũ trụ so với Mĩ và các nước phương Tây. D. đạt thế cân bằng về sức mạnh kinh tế so với Mĩ và các nước phương Tây. Câu 17. Tháng 12/993, Hiến pháp Liên bang Nga được ban hành quy định nước Nga theo thể chế A. Tổng thống liên bang. B. Quân chủ lập hiến. C. Xã hội chủ nghĩa. D. Dân chủ tư sản. Câu 18. Ý nào không phải là nguyên tắc hoạt động của tổ chức ASEAN? A. Chung sống hòa bình với sự nhất trí 5 nước sáng lập ASEAN. B. Tôn trọng độc lập, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ. C. Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. D. Giải quyết các tranh chấp bằng phương pháp hòa bình. Câu 19. Yếu tố nào làm thay đổi chính sách đối nội đối ngoại của nước Mĩ khi bước sang thế kỉ XXI? A. Xung đột sắc tộc tôn giáo. B. Chủ nghĩa khủng bố. C. Chủ nghĩa ly khai. D. Sự suy thoái về kinh tế. Câu 20. Đặc điểm nổi bật nhất phản ánh sự phát triển về khoa học – kỹ thuật của Nhật Bản là A. chi phí đầu tư cho lĩnh vực nghiên cứu khoa học cao. B. xây dựng nhiều công trình hiện đại trên mặt biển. C. dẫn đầu thế giới về số lượng bằng phát minh sang chế. D. mua các bằng phát minh sáng chế của nước khác.

[ads]