Đề giữa kỳ 1 Sinh học 10 năm 2024 – 2025 trường THPT Yên Lạc – Vĩnh Phúc

THI247.com sưu tầm và giới thiệu đến bạn đọc nội dung đề thi và bảng đáp án / hướng dẫn giải Đề giữa kỳ 1 Sinh học 10 năm 2024 – 2025 trường THPT Yên Lạc – Vĩnh Phúc.

Câu 1: Đơn phân của prôtêin là: A- glucôzơ. B- 20 axít amin. C-4 nuclêôtit. D-2 axít béo. Câu 2: Đâu là ngành thuộc nhóm ngành giảng dạy và nghiên cứu? A. Lâm nghiệp đô thị. B. Quản lý bệnh viện C. Y học. D. Lâm học. Câu 3: Để quan sát cấu tạo một số sinh vật đơn bào (trùng roi, trùng giày,…) ta sử dụng phương pháp nào? A. Phương pháp làm việc trong phòng thí nghiệm. B. Phương pháp quan sát. C. Phương pháp thực nghiệm khoa học. D. Phương pháp phân tích. Câu 4: Nhiệt độ nóng chảy của DNA là nhiệt độ để phá vỡ các liên kết hyđrô và làm tách hai mạch đơn của phân tử. Hai phân tử DNA có chiều dài bằng nhau nhưng phân tử DNA thứ nhất có tỷ lệ giữa nuclêôtit loại A/C lớn hơn phân tử DNA thứ hai.
Kết luận nào sau đây là đúng? A. Nhiệt độ nóng chảy của phân tử DNA thứ nhất bằng phân tử DNA thứ hai. B. Nhiệt độ nóng chảy của phân tử DNA thứ nhất lớn hơn phân tử DNA thứ hai. C. Nhiệt độ nóng chảy của phân tử DNA thứ nhất nhỏ hơn phân tử DNA thứ hai. D. Nhiệt độ nóng chảy của phân tử DNA không phụ thuộc vào tỷ lệ A/C. Câu 5: Nước là dung môi hoà tan nhiều chất trong cơ thể sống vì chúng có: A. lực gắn kết. B. tính phân cực. C. nhiệt dung riêng cao. D. nhiệt bay hơi cao. Câu 6: Bệnh nào sau đây liên quan đến sự thiếu nguyên tố vi lượng? A. Bệnh bướu cổ. B. Bệnh tự kỷ. C. Bệnh còi xương. D. Bệnh cận thị.
Câu 7: Không bảo quản rau quả trên ngăn đá của tủ lạnh vì: A. Nhiệt độ 2oC xuống 0oC sẽ làm nước trong rau quả đông thành đá, phá vỡ hết các tế bào của rau quả. B. Không còn quá trình hô hấp làm rau quả hỏng. C. Không có quá trình oxy hóa các chất hữu cơ nên rau quả sẽ bị khô. D. Làm giảm cường độ hô hấp của đối tượng bảo quản. Câu 8: Sự sống được tiếp diễn liên tục là nhờ A. khả năng tiến hoá thích nghi với môi trường sống. B. khả năng cảm ứng đặc biệt của sinh vật. C. khả năng tự điều chỉnh cân bằng nội môi. D. sự truyền thông tin trên DNA từ tế bào này sang tế bào khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Câu 9: Sinh vật nào không được cấu tạo từ nhiều tế bào? A. Con gà. B. Cây lúa. C. Trùng roi. D. Cây hoa mai. Câu 10: Người ta dựa vào đặc điểm nào sau đây để chia RNA ra thành ba loại là mRNA, tRNA, rRNA? A. Cấu hình không gian. B. Chức năng của mỗi loại. C. Khối lượng và kích thước. D. Số loại đơn phân. Câu 11: Các bước khi làm việc trong phòng thí nghiệm: (1) Báo cáo kết quả thí nghiệm. (2) Chuẩn bị các thiết bị, dụng cụ, hóa chất và mẫu vật thí nghiệm. (3) Vệ sinh dụng cụ, phòng thí nghiệm. (4) Tiến hành các thí nghiệm theo quy trình và thu thập dữ liệu từ kết quả thí nghiệm. Thứ tự đúng là: A. (4), (3), (4), (1). B. (1), (2), (3), (4). C. (2), (4), (1), (3). D. (3), (1), (2), (4). Câu 12: Loại phân tử hữu cơ có cấu trúc và chức năng đa dạng nhất là A. cacbonhidrat. B. nucleic axit. C. protein. D. lipit.

[ads]