Đề học sinh giỏi Lịch sử 11 năm 2020 – 2021 cụm THPT huyện Yên Dũng – Bắc Giang

THI247.com giới thiệu đến bạn đọc đề học sinh giỏi Lịch sử 11 năm 2020 – 2021 cụm THPT huyện Yên Dũng – Bắc Giang.

Câu 1: Trong hai thập niên đầu thế kỉ XIX, cuộc đấu tranh chống thực dân của nhân dân Mĩ Latinh đạt kết quả nào? A. Tất cả đều thất bại. B. Hầu hết giành độc lập. C. Hầu hết bị đàn áp. D. Trở thành sân sau của Mĩ. Câu 2: Chọn ý đúng nhất để hoàn thiện đoạn dữ liệu về các nhà văn, nhà thơ tiêu biểu của nước Pháp buổi đầu thời cận đại: “Cooc-nây (1606 – 1684) là đại biểu xuất sắc cho nền….(1) cổ điển Pháp. La Phôngten (1621 – 1695) là nhà ngụ ngôn và…..(2) cổ điển Pháp. Mô-li-e (1622 – 1673) là tác giả nổi tiếng của nền….(3) cổ điển Pháp….” A. (1) bi kịch, (2) nhà văn, (3) hài kịch. B. (1) bi kịch, (2) nhà thơ, (3) hài kịch. C. (1) bi kịch, (2) nhà văn, (3) chính kịch. D. (1) chính kịch, (2) bi kịch, (3) hài kịch. Câu 3: Điểm khác biệt của xã hội phong kiến Nhật Bản so với xã hội phong kiến Việt Nam giữa thế kỉ XIX là A. mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa xuất hiện trong nông nghiệp. B. sự tồn tại nhiều thương điếm buôn bán của các nước phương Tây. C. kinh tế hàng hóa phát triển, công trường thủ công xuất hiện.
D. mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển nhanh chóng. Câu 4: Ý nào sau đây không thuộc nội dung của Chính sách kinh tế mới (NEP) của Lê-nin đề xướng A. khuyến khích tư bản nước ngoài đầu tư kinh doanh ở Nga. B. cho phép tư nhân thuê, xây dựng các xí nghiệp lớn. C. cho phép tư nhân tự do buôn bán, trao đổi. D. nhà nước nắm các ngành kinh tế chủ chốt. Câu 5: Cách mạng tháng Hai (1917) ở Nga và cách mạng Tân Hợi (1911) ở Trung Quốc giống nhau cơ bản về A. phương hướng tiến lên chủ nghĩa Cộng sản. B. lãnh đạo là giai cấp vô sản. C. phương pháp đấu tranh vũ trang. D. tính chất dân chủ tư sản kiểu mới. Câu 6: Sự cường thịnh của Nhật Bản sau cải cách Minh Trị đã ảnh hưởng sâu sắc đến các sĩ phu yêu nước Việt Nam đầu thế kỉ XX theo khuynh hướng A. cách mạng tư sản. B. phong kiến. C. dân chủ tư sản. D. vô sản. Câu 7: Nội dung nào chi phối giai đoạn thứ hai của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất? A. Đức dồn lực lượng, quay lại đánh Nga và loại Italia ra khỏi vòng chiến. B. Mĩ tuyên chiến với Đức, chính thức tham chiến và đứng về phe Hiệp ước. C. Cách mạng tháng Hai và cách mạng tháng Mười năm 1917 ở Nga.
D. Tàu ngầm Đức vi phạm quyền tự do trên biển, tấn công phe Hiệp ước. Câu 8: “Nội dung xã hội của cuộc cách mạng sắp nổ ra ở nước Nga chỉ có thể là nền chuyên chính dân chủ cách mạng của giai cấp vô sản và nông dân. Cách mạng không thể thắng lợi ở nước Nga nếu không lật đổ chế độ quân chủ và bọn địa chủ phong kiến” (V.I.Lê-nin. Toàn tập, tập 1). Cuộc cách mạng sắp nổ ra được nhắc đến trong đoạn trích trên là A. Cách mạng 1905 – 1907. B. Cuộc đấu tranh bảo vệ chính quyền Xô viết. C. Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười năm 1917. D. Cách mạng dân chủ tư sản tháng Hai năm 1917. Câu 9: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng ý nghĩa của cách mạng Tân Hợi 1911 ở Trung Quốc ? A. Chấm dứt sự thống trị của các nước đế quốc ở Trung Quốc. B. Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. C. Tác động đến phong trào giải phóng dân tộc ở một số nước châu Á. D. Lật đổ triều đại Mãn Thanh, chấm dứt chế độ phong kiến ở Trung Quốc. Câu 10: Đỉnh cao của phong trào giải phóng dân tộc ở Ấn Độ trong những năm đầu thế kỷ XX là phong trào nào? A. Phong trào đấu tranh của công nhân Bom-bay năm 1908. B. Phong trào đấu tranh của công nhân ở Can-cút-ta năm 1905. C. Phong trào đấu tranh của công nhân Can-cút-ta năm 1908.
D. Phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân ở Sông Hằng năm 1905. Câu 11: Tháng 2-1917, Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích ở Nga có khẩu hiệu A. “biến chiến tranh đế quốc thành phong trào cách mạng”. B. “biến chiến tranh đế quốc thành cách mạng vô sản”. C. “biến chiến tranh đế quốc thành chiến tranh giải phóng dân tộc”. D. “biến chiến tranh đế quốc thành nội chiến cách mạng”. Câu 12: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918), ảnh hưởng về mặt xã hội ở Việt Nam như thế nào? A. Pháp bắt lính Việt Nam phục vụ chiến tranh. B. Pháp tăng cường bòn rút bóc lột người và của. C. Chiến tranh lan rộng đến Việt Nam. D. Việt Nam trở thành trung tâm của chiến tranh. Câu 13: Trong bối cảnh chung của các nước châu Á cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, Nhật Bản và Xiêm thoát khỏi thân phận thuộc địa vì A. tiếp tục duy trì chế độ phong kiến cũ. B. lãnh đạo nhân dân đấu tranh. C. cắt đất cầu hòa. D. tiến hành cải cách, mở cửa. Câu 14: Những năm 60 thế kỉ XV, vua Lê Thánh Tông tiến hành cuộc cải cách hành chính, xóa bỏ chức Tể tướng và Đại hành khiển. Cuộc cải cách đó nhằm mục đích gì ? A. Nhằm tập trung quyền lực vào tay nhà vua. B. Nhằm củng cố bộ máy quan lại. C. Nhằm xây dựng bộ máy nhà nước vững mạnh. D. Nhằm hạn chế sự chuyên quyền của Tể tướng. Câu 15: Lịch sử gọi cuộc cải cách của Minh Trị ở Nhật Bản trên lĩnh vực kinh tế là A. cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất. B. cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật lần thứ nhất. C. cuộc cải cách kinh tế lần thứ nhất. D. cuộc cách mạng công nghệ lần thứ nhất.

[ads]