THI247.com sưu tầm và giới thiệu đến bạn đọc nội dung đề thi và bảng đáp án / hướng dẫn giải Đề khảo sát Hóa học 10 lần 2 năm 2022 – 2023 trường THPT Kẻ Sặt – Hải Dương.
Câu 1. Đơn vị của nhiệt tạo thành chuẩn là A. mol/l. B. gam. C. ml. D. kJ/mol. Câu 2. Khi tăng nồng độ chất tham gia, thì A. tốc độ phản ứng tăng. B. tốc độ phản ứng giảm. C. không ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng. D. có thể tăng hoặc giảm tốc độ phản ứng. Câu 3. Xét phản ứng điều chế H2 trong phòng thí nghiệm: Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2. Chất đóng vai trò chất khử trong phản ứng là A. H2. B. ZnCl2. C. Zn. D. HCl.
Câu 4. Giá trị nhiệt độ và áp suất được chọn ở điều kiện chuẩn là A. 273 K và 1 bar. B. 273 K và 0 bar. C. 298 K và 1 bar. D. 298 K và 0 bar. Câu 5. Để đánh giá mức độ xảy ra nhanh hay chậm của các phản ứng hoá học người ta dùng đại lượng nào dưới đây? A. Vận tốc cân bằng. B. Tốc độ phản ứng. C. Phản ứng 1 chiều. D. Phản ứng thuận nghịch. Câu 6. Trong phản ứng oxi hoá khử, chất nhường electron được gọi là A. chất khử. B. chất oxi hoá. C. base. D. acid .
Câu 7. Có phương trình phản ứng: 2A + B C . Tốc độ phản ứng tại một thời điểm được tính bằng biểu thức Hằng số tốc độ phản ứng k phụ thuộc vào: A. Thời gian xảy ra phản ứng. B. Màu sắc của chất B . C. Thể tích chất khí. D. Nhiệt độ của phản ứng. Câu 8. Cho phương trình nhiệt hoá học của phản ứng: N2(g) + O2(g) → 2NO(g) 298 H 179,20 kJ Phản ứng trên là phản ứng A. có sự giải phóng nhiệt lượng ra môi trường. B. toả nhiệt. C. thu nhiệt. D. không có sự thay đổi năng lượng.
Câu 9. Thế nào là phản ứng thu nhiệt? A. Là phản ứng giải phóng ion dưới dạng nhiệt. B. Là phản ứng hấp thụ ion dưới dạng nhiệt. C. Là phản ứng phóng năng lượng dưới dạng nhiệt. D. Là phản ứng hấp thụ năng lượng dưới dạng nhiệt. Câu 10. Trong hợp chất SO2, số oxi hoá của sulfur (lưu huỳnh) là A. +4. B. +3. C. +5. D. +6. Câu 11. Trong phản ứng oxi hoá – khử, chất oxi hoá là chất A. nhường electron. B. nhường proton. C. nhận proton. D. nhận electron.
[ads]