Đề khảo sát Sinh học 10 lần 2 năm 2018 – 2019 trường Lê Xoay – Vĩnh Phúc

Như vậy chúng ta đã đi qua một 1/2 chặng đường của giai đoạn học kỳ 2 năm học 2018 – 2019, còn khoảng 2 tháng nữa là kỳ thi học kỳ 2 môn Sinh học 10 sẽ diễn ra. Và trong tuần vừa qua, trường THPT Lê Xoay, tỉnh Vĩnh Phúc đã tiến hành tổ chức kỳ thi khảo sát chất lượng môn Sinh học 10 lần thứ 2 năm học 2018 – 2019, đánh dấu giai đoạn giữa học kỳ 2, nắm rõ chất lượng học tập môn Sinh học của học sinh khối 10, đồng thời cũng là điều kiện để các em tiếp tục trui rèn nâng cao kiến thức môn Sinh học 10.

Mô tả sơ lược về đề thi: Đề khảo sát Sinh học 10 lần 2 năm 2018 – 2019 trường Lê Xoay – Vĩnh Phúc có mã đề 132, đề gồm 05 trang với 40 câu hỏi trắc nghiệm, học sinh làm bài thi Sinh học trong 50 phút, THI247.com đã cung cấp sẵn đáp án của đề thi để các em có thể tự tra cứu kết quả sau khi thử sức với đề thi này.

Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm các đề thi KSCL Sinh học 10 được chia sẻ trên THI247.com để có sự chuẩn bị tốt cho các kỳ thi giữa học kỳ 2 Sinh học 10, kiểm tra định kỳ Sinh học 10.

Trích dẫn đề khảo sát Sinh học 10 lần 2 năm 2018 – 2019 trường Lê Xoay – Vĩnh Phúc:
+ Một gen dài 425 nm và có tổng số nuclêôtit loại A và nuclêôtit loại T chiếm 40% tổng số nuclêôtit của gen. Mạch 1 của gen có 220 nuclêôtit loại T và số nuclêôtit loại X chiếm 20% tổng số nuclêôtit của mạch. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Mạch 1 của gen có G/X = 2/3. II. Mạch 2 của gen có (A + X)/(T + G) = 53/72.
III. Mạch 2 của gen có G/T = 25/28. IV. Mạch 2 của gen có 20% số nuclêôtit loại X.
+ Khi nói về việc vận chuyển các chất qua màng tế bào phát biểu nào dưới đây không đúng?
A. Các phân tử nước thẩm thấu vào bên trong tế bào nhờ kênh prôtêin đặc biệt gọi là “aquaporin”.
B. Glucôzơ khuếch tán vào trong tế bào qua kênh prôtêin xuyên màng.
C. Các ion Na+, Ca 2+ vào trong tế bào bằng cách biến dạng màng sinh chất.
D. CO2 và O2 khuếch tán vào trong tế bào qua lớp kép photpholipit.
+ Khi nhiệt độ môi trường tăng cao quá giới hạn thì enzym bị bất hoạt, vì?
A. enzym có bản chất là photpholipit nên khi nhiệt độ môi trường tăng cao thì enzym bị tan chảy.
B. khi đó enzym bị đốt cháy nên không liên kết được với cơ chất.
C. enzym có bản chất là prôtêin cho nên khi nhiệt độ tăng quá cao thì enzym bị biến tính.
D. khi đó cơ chất bị phá vỡ, cấu trúc không tương thích với enzym.

[ads]