Đề kiểm tra học kỳ 2 Sinh học 12 năm 2020 – 2021 sở GD&ĐT Vĩnh Long

THI247.com giới thiệu đến bạn đọc file PDF đề kiểm tra học kỳ 2 Sinh học 12 năm 2020 – 2021 sở GD&ĐT Vĩnh Long; bạn đọc có thể tham khảo và tải xuống miễn phí để phục vụ cho công việc học tập và giảng dạy.

Câu 81: Bồ nông xếp thành hàng bắt được nhiều cá, tôm hơn so với bồ nông kiếm ăn riêng lẻ, đây là ví dụ về mối quan hệ A. vật ăn thịt – con mồi. B. cạnh tranh cùng loài. C. kí sinh cùng loài. D. hỗ trợ cùng loài.
Câu 82: Giả sử 4 quần thể của một loài thú được kí hiệu là I, II, III và IV có diện tích khu phân bố và mật độ cá thể như sau: Quần thể I II III IV Diện tích khu phân bố (ha) 160 145 150 345 Mật độ (cá thể/ha) 22 18 34 25 Cho biết diện tích khu phân bố của 4 quần thể đều không thay đổi, không có hiện tượng xuất cư và nhập cư. Theo lí thuyết, phát biểu sau đây đúng? A. Nếu kích thước của quần thể II và quần thể IV đều tăng 4%/năm thì sau một năm kích thước của hai quần thể này sẽ bằng nhau. B. Thứ tự sắp xếp của các quần thể từ kích thước nhỏ đến kích thước lớn là: I, II, III, IV. C. Quần thể II có kích thước nhỏ nhất. D. Kích thước quần thể I lớn hơn kích thước quần thể III.
Câu 83: Cá rô phi Việt Nam chịu lạnh đến 5,60C, dưới nhiệt độ này cá chết, chịu nóng đến 420C, trên nhiệt độ này cá cũng sẽ chết, các chức năng sống biểu hiện tốt nhất từ 200C đến 350C. Từ 5,60C đến 420C được gọi là: A. khoảng thuận lợi. B. khoảng gây chết. C. khoảng chống chịu. D. giới hạn sinh thái.
Câu 84: Sinh vật nào sau đây sống trong môi trường đất? A. Sán lá gan. B. Cá chép. C. Thỏ. D. Giun đất.
Câu 85: Dạng cách li nào sau đây đánh dấu sự hình thành loài mới? A. Cách li sinh sản. B. Cách li cơ học. C. Cách li địa lí. D. Cách li sinh thái.
Câu 86: Ở đồng rêu phương Bắc, cứ 3 – 4 năm số lượng cáo lại tăng lên gấp trăm lần, đúng theo chu kì biến động của chuột Lemmut (là con mồi chủ yếu của cáo). Đây là dạng biến động số lượng cá thể A. không theo chu kỳ. B. theo chu kỳ mùa. C. theo chu kỳ ngày đêm. D. theo chu kỳ nhiều năm.
Câu 87: Quá trình phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái Đất gồm các giai đoạn sau: I. Tiến hoá tiền sinh học. II. Tiến hoá hoá học. III. Tiến hoá sinh học. Các giai đoạn trên diễn ra theo trình tự đúng là: A. (II) → (III) → (I). B. (III) → (II) → (I). C. (I) → (II) → (III). D. (II) → (I) → (III).
Câu 88: Theo quan niệm của Đacuyn, đơn vị tiến hoá là A. cá thể. B. loài. C. giao tử. D. quần thể.
Câu 89: Khi nói về kích thước của quần thể, phát biểu nào sau đây sai? A. Kích thước của cá thể thường tỉ lệ nghịch với kích thước quần thể. B. Khi kích thước xuống dưới mức tối thiểu thì quần thể thường tăng trưởng nhanh. C. Kích thước của quần thể thay đổi phụ thuộc vào điều kiện môi trường. D. Kích thước quần thể là một đặc trưng cơ bản của quần thể.
Câu 90: Trong quá trình phát sinh và phát triển sự sống trên Trái Đất, chim và thú phát sinh ở đại nào sau đây? A. Đại Nguyên sinh. B. Đại Thái cổ. C. Đại Trung sinh. D. Đại Cổ sinh.

[ads]