Đề rèn luyện Lịch sử 12 lần 1 năm 2022 – 2023 trường THPT Yên Thế – Bắc Giang

THI247.com giới thiệu đến bạn đọc nội dung đề thi và bảng đáp án / hướng dẫn giải Đề rèn luyện Lịch sử 12 lần 1 năm 2022 – 2023 trường THPT Yên Thế – Bắc Giang.

Câu 1: Sự ra đời của khối NATO và Vác sa va tác động như thế nào đến quan hệ quốc tế sau chiến tranh thế giới thứ hai? A. Đánh dấu sự phát triển vượt bậc của hai cường quốc về quân sự. B. Mở màn cho sự xác lập hàng loạt các tổ chức quân sự trên thế giới. C. Chấm dứt mối quan hệ đồng minh giữa hai nước. D. Đánh dấu sự xác lập cục diện hai cực, hai phe. Chiến tranh lạnh bao trùm thế giới. Câu 2: Dấu hiệu đầu tiên đánh dấu sự “xói mòn” của trật tự hai cực Ianta là A. Thắng lợi của cách mạng Trung Quốc năm 1949. B. Sự lớn mạnh của kinh tế các nước tư bản châu Âu. C. Sự phát triển và thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc những năm 50, 60 của thế kỉ XX. D. Sự phát triển thần kì của nền kinh tế Nhật Bản. Câu 3: Chiến tranh lạnh diễn ra trong khoảng thời gian nào? A. 1945 – 1991. B. 1947 – 1973. C. 1947 – 1989. D. 1945 – 1989. Câu 4: Nguyên nhân chính khiến Mĩ phát động cuộc Chiến tranh lạnh chống Liên Xô là: A. Do Mĩ lo sợ trước ảnh hưởng ngày càng to lớn của Liên Xô. B. Do sự đối lập về mục tiêu và chiến lược giữa Mĩ và Liên Xô. C. Do Mĩ tự cho mình có quyền lãnh đạo thế giới. D. Do Mĩ lo sợ sự mở rộng của hệ thống chủ nghĩa xã hội trên thế giới. Câu 5: Tháng 8 – 1945, khi phát xít Nhật đầu hàng đồng minh, những nước nào sau đây đã giành được chính quyền? A. Inđônêxia, Việt Nam. B. Việt Nam, Campuchia. C. Inđônêxia, Philippin. D. Việt Nam, Lào.
Câu 6: Việt Nam có thể học tập được gì từ sự phát triển kinh tế của các nước tư bản Tây Âu từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Vai trò quản lý, điều tiết của nhà nước. B. Khai thác triệt để các nguồn tài nguyên thiên nhiên. C. Mở cửa nền kinh tế, thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài. D. Xây dựng các khu công nghiệp, các đặc khu kinh tế. Câu 7: Lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc Ấn Độ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là giai cấp A. vô sản. B. tư sản. C. tiểu tư sản. D. nông dân. Câu 8: Chính sách đối ngoại của Liên Xô sau Chiến tranh thế giới thứ hai là A. hòa bình, trung lập. B. Ngả về các cường quốc phương Tây. C. tích cực ngăn chặn vũ khí có nguy cơ hủy diệt loài người. D. hòa bình, tích cực ủng hộ cách mạng thế giới. Câu 9: Trong giai đoạn 1950-1973, thời kì “phi thực dân hóa” trên phạm vi thế giới được đánh dấu bằng việc: A. nhiều thuộc địa của Anh, Pháp, Hà Lan tuyên bố độc lập. B. đế quốc Mĩ thất bại trong cuộc chiến tranh tại Việt Nam. C. Trung Quốc thu hồi chủ quyền với Hồng Kông và Ma Cao. D. Chiến tranh lạnh kết thúc, trật tự hai cực Ianta sụp đổ. Câu 10: Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa thành lập năm 1949 đánh dấu Trung Quốc A. hoàn thành cách mạng xã hội chủ nghĩa. B. chuẩn bị hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. C. hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, tiến lên chủ nghĩa tư bản. D. hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ, tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Câu 11: Tại sao nói, việc các nước ASEAN kí kết Hiệp ước thân thiện và hợp tác (2/1976) đã đánh dấu bước khởi sắc của ASEAN? A. Khẳng định trong tương lai xây dựng ASEAN thành một cộng đồng vững mạnh. B. Đưa ra được những mục tiêu của tổ chức trong quá trình hoạt động, phát triển. C. Đề ra nguyên tắc hoạt động của tổ chức; hợp tác hơn nữa về kinh tế, văn hóa, xã hội. D. Mở ra việc giải quyết mối quan hệ với các nước Đông Dương theo chiều hướng đối thoại. Câu 12: Từ những năm 90 của thế kỉ XX đến nay, ASEAN đã chuyển trọng tâm hoạt động sang lĩnh vực nào? A. Hợp tác trên lĩnh vực du lịch. B. Hợp tác trên lĩnh vực quân sự. C. Hợp tác trên lĩnh vực kinh tế. D. Hợp tác trên lĩnh vực giáo dục. Câu 13: Yếu tố nào sau đây quyết định sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Sự suy yếu của các nước đế quốc chủ nghĩa phương Tây. B. Ý thức độc lập và sự lớn mạnh của các lực lượng dân tộc. C. Thắng lợi của phe Đồng minh trong chiến tranh chống phát xít. D. Hệ thống xã hội chủ nghĩa hình thành và ngày càng phát triển. Câu 14: Mục tiêu đấu tranh của phong trào giải phóng dân tộc Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì? A. Đòi quyền lợi kinh tế. B. Bảo vệ và củng cố độc lập dân tộc. C. Giành độc lập dân tộc. D. Đòi cải thiện đời sống. Câu 15: Thành tựu quan trọng nhất của các nước Đông Nam Á từ giữa thế kỷ XX đến nay là A. trở thành một khu vực hòa bình, hợp tác, hữu nghị. B. trở thành khu vực năng động và phát triển nhất trên thế giới.
C. trở thành các nước độc lập, thoát khỏi ách thuộc địa và phụ thuộc vào các thế lực đế quốc. D. có nhiều thành tựu to lớn trong xây dựng đất nước và phát triển kinh tế. Câu 16: Sự phát triển kinh tế của Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai để lại bài học nào sau đây cho Việt Nam trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay? A. Phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ. B. Tập trung nguồn lực để phát triển quốc phòng. C. Xây dựng nền công nghiệp dựa trên nguyên liệu trong nước D. Nhận viện trợ, liên minh chặt chẽ với tất cả các nước. Câu 17: Đâu là thất bại nặng nề nhất của Mĩ trong việc thực hiện chiến lược toàn cầu sau chiến tranh thế giới thứ hai? A. Mỹ tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh. B. Liên Xô và các nước Đông Âu sup đổ. C. Chiến tranh xâm lược của Mỹ tại Việt Nam. D. Bản đảo Triều Tiên bị chia cắt hai miền. Câu 18: Trong những năm 80 – 90 của thế kỉ XX và những năm đầu thế kỉ XXI, quốc gia nào ở khu vực Đông Bắc Á có tốc độ phát triển kinh tế nhanh và cao nhất thế giới? A. Trung Quốc. B. CHDCND Triều Tiên. C. Nhật Bản. D. Hàn Quốc. Câu 19: Chính sách đối ngoại xuyên suốt của Mĩ từ sau chiến tranh thế giới thứ hai là gì? A. Triển khai chiến lược toàn cầu với tham vọng bá chủ thế giới. B. Sử dụng khẩu hiệu thúc đẩy dân chủ để can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác. C. Ngăn chặn, đẩy lùi rồi tiến tới tiêu diệt các nước xã hội chủ nghĩa. D. Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, khống chế các nước đồng minh của Mỹ. Câu 20: Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên nhân làm cho quan hệ quốc tế được mở rộng và đa dạng hơn trong nửa sau thế kỉ XX? A. Do sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại. B. Do quy mô toàn cầu của các hoạt động kinh tế, tài chính và chính trị của các quốc gia và các tổ chức quốc tế. C. Do Chiến tranh lạnh kéo dài, các cuộc xung đột, nội chiến diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới. D. Do sự tham gia của các nước Á, Phi, Mĩ Latinh mới giành được độc lập vào các hoạt động chính trị quốc tế.

[ads]