Đề thi học kỳ 1 Lịch sử 11 năm 2019 – 2020 trường THPT Nguyễn Trân – Bình Định

THI247.com chia sẻ đến bạn đọc file PDF (.pdf) và file WORD (.doc / .docx) đề thi học kỳ 1 Lịch sử 11 năm 2019 – 2020 trường THPT Nguyễn Trân – Bình Định cùng bảng đáp án / lời giải chi tiết các mã đề, hi vọng sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình ôn tập chuẩn bị cho kì thi kiểm tra chất lượng cuối học kì 1 môn Lịch sử 11 sắp tới.

Câu 1. Trong Hiến pháp mới năm 1889 của Nhật Bản, thể chế mới được quy định là A. cộng hòa. B. quân chủ lập hiến. C. quân chủ chuyên chế. D. liên bang. Câu 2 . Chủ trương đấu tranh của Đảng Quốc Đại trong 20 năm đầu sau thành lập (1885- 1905) là A. ôn hòa. B. cải cách. C. cực đoan. D. bạo lực. Câu 3. Trong lịch sử Trung Quốc, Trung Quốc Đồng minh hội là chính đảng của giai cấp nào? A. Tư sản. B. Nông dân. C. Công nhân. D. Tiểu tư sản. Câu 4. Trật tự thế giới được hình thành sau chiến tranh thế giới thứ nhất gọi là gì? A. Trật tự Ianta. B. Trật tự Véc sai. C. Trật tự Oasinhtơn. D. Hệ thống Vécxai- Oasinhtơn. Câu 5. Vì sao Thái Lan vẫn giữ được độc lập tương đối vào cuối thế kỉ XIX? A. Vì đã thực hiện chính sách ngoại giao khôn khéo và mềm dẻo. B. Được Mĩ bảo trợ về quân sự. C. Giai cấp tư sản ở Thái Lan đã tiến hành duy tân đất nước. D. Địa hình nhiều sông ngòi, đồi núi khó xâm nhập.
Câu 6. Cách mạng tháng Hai(năm 1917) ở Nga, đã giải quyết nhiệm vụ nào sau đây? A. Đưa nước Nga ra khỏi cuộc chiến tranh đế quốc. B. Lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế Nga Hoàng. C. Giải quyết được mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản. D. Giải quyết được vấn đề ruộng đất và vấn đề dân tộc ở Nga. Câu 7. Trật tự thế giới được thiết lập sau chiến tranh thế giới thứ nhất đã đưa đến điều gì? A. Giải quyết được mâu thuẫn giữa các nước tư bản. B. Xác lập được mối quan hệ hòa bình, ổn định trên thế giới. C. Giải quyết được vấn đề cơ bản về dân tộc và thuộc địa. D. Làm nảy sinh những mâu thuẫn mới giữa các nước tư bản về vấn đề thuộc địa. Câu 8. Nguyên nhân chính dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 là gì? A. Hậu quả của chiến tranh thế giới thứ nhất. B. Tác động của cao trào cách mạng thế giới 1918-1923. C. Sản xuất thiếu kế hoạch, ồ ạt, “ cung vượt quá cầu”. D. Mâu thuẫn giữa các nước tư bản trong tiêu thụ sản phẩm.
Câu 9. Các nước tư bản Mĩ, Anh, Pháp đã vượt qua cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 bằng cách nào? A. Tiến hành cải cách kinh tế-xã hội, đổi mới quá trình quản lí, tổ chức sản xuất. B. Thiết lập chế độ độc tài phát xít. C. Đàn áp phong trào cách mạng của giai cấp công nhân. D. Tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược thuộc địa. Câu 10. Đâu là nguyên nhân cơ bản dẫn đến quá trình phát xít hóa bộ máy nhà nước ở Đức? A. Đức là nước bị tàn phá nặng nề nhất trong Chiến tranh thế giới thứ nhất. B. Đức là nước thua trận trong Chiến tranh thế giới thứ nhất. C. Vì thua trận, bị khủng hoảng kinh tế nặng nề và có ít thuộc địa. D. Đức có ít thuộc địa và nghèo tài nguyên nhất trong hệ thống các nước tư bản chủ nghĩa. Câu 11. Chủ nghĩa phát xít xuất hiện đã đẩy thế giới đứng trước nguy cơ A. cuộc chiến tranh thế giới mới B. cao trào cách mạng của giai cấp công nhân. C. Mặt trận nhân dân chống chủ nghĩa phát xít xuất hiện ở nhiều nước. D. Thống trị của chủ nghĩa phát xít. Câu 12. Nguyên nhân bùng nổ của cách mạng tháng Mười Nga, năm 1917? A. Mâu thuẫn giữa nhân dân Nga với chế độ Nga Hoàng. B. Do sự xuất hiện chính quyền của giai cấp tư sản. C. Mâu thuẫn giữa nước Nga với các nước đế quốc khác. D. Mâu thuẫn giữa tư sản với địa chủ phong kiến.

[ads]