Phương pháp tìm khoảng giới hạn giải nhanh bài tập Hóa học THPT

Tài liệu gồm 61 trang, được trích dẫn từ cuốn sách Phương Pháp Trọng Tâm Giải Toán Hóa Học THPT của tác giả Lê Văn Nam, hướng dẫn sử dụng phương pháp tìm khoảng giới hạn giải nhanh bài tập Hóa học THPT.

I. PHƯƠNG PHÁP TÌM KHOẢNG GIỚI HẠN
1. Nội dung phương pháp tìm khoảng giới hạn.
– Hiện nay, đang có nhiều hệ thống phân dạng bài tập hóa học: Phân dạng bài tập theo tính chất hóa học của các chất (kim loại tác dụng với dung dịch axit, CO2 tác dụng với dung dịch kiềm, anđehit tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3…), phân dạng bài tập theo loại phản ứng (phản ứng cộng, tách, oxi hóa, trao đổi…), phân dạng bài tập theo các phương pháp giải nhanh (bảo toàn electron, bảo toàn nguyên tố, bảo toàn khối lượng, bảo toàn điện tích…). Mỗi hệ thống phân dạng đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng.
– Tuy nhiên, nếu căn cứ vào yêu cầu của đề bài thì có thể chia bài tập hóa học thành 2 dạng chính:
+ Tính lượng chất (1).
+ Tìm chất (2).
Đối với dạng (1), hướng tư duy là tìm số mol của các chất, từ đó suy ra khối lượng, thể tích (đối với các chất khí), nồng độ mol, nồng độ phần trăm ….
Đối với dạng (2), hướng tư duy là tìm khối lượng mol; tìm thành phần cấu tạo nên chất đó… Với hướng tư duy thông thường như vậy, ta có thể giải quyết được khá nhiều bài tập. Nhưng có một số bài tập, khi mà các giả thiết đã được khai thác triệt để, ta vẫn không thể tìm được kết quả.
– Vậy cần phải tìm hướng tư duy giải toán mới. Nếu trước đây, ta chỉ có một hướng tư duy là tìm chính xác các giá trị như số mol, khối lượng, thể tích… hoặc khối lượng mol của chất mà đề bài yêu cầu, thì bây giờ ta có thể giải bài tập theo một hướng tư duy khác, đó là tìm khoảng giới hạn của các giá trị số mol, khối lượng, thể tích… hoặc tìm khoảng giới hạn khối lượng mol của chất cần tìm. Từ đó dựa vào đặc điểm của các chất (khối lượng mol, cấu tạo hóa học…) và có khi là cả đáp án để tìm đáp số.
Phương pháp tìm khoảng giới hạn là phương pháp giải bài tập hóa học dựa vào việc tìm khoảng giới hạn của các giá trị như khối lượng, số mol, thể tích, khối lượng mol của các chất. Để từ đó suy ra giá trị hoặc công thức, tên gọi của chất mà đề bài yêu cầu.
2. Ưu điểm của phương pháp tìm khoảng giới hạn.
3. Phạm vi áp dụng.
– Phương pháp tìm khoảng giới hạn chủ yếu được dùng để giải quyết các bài tập mà việc tính toán trực tiếp ra kết quả gặp khó khăn, do sự giới hạn của giả thiết.
Một số dạng bài tập sử dụng phương pháp khoảng giới hạn là:
+ Tính lượng chất trong phản ứng.
+ Tìm kim loại, tìm công thức của hợp chất hữu cơ.
II. PHÂN DẠNG BÀI TẬP VÀ CÁC VÍ DỤ MINH HỌA
– Bước 1: Lập sơ đồ phản ứng biểu diễn quá trình chuyển hóa giữa các chất, để thấy rõ bản chất hóa học của bài toán.
– Bước 2: Nhận dạng nhanh phương pháp giải bài tập: Khi gặp những bài tập mà đề bài không cung cấp đủ giả thiết để tìm được kết quả chính xác hoặc có thể tìm được kết quả chính xác nhưng phải làm dài dòng, mất nhiều thời gian thì ta nên sử dụng phương pháp tìm khoảng giới hạn.
– Bước 3: Căn cứ vào giả thiết để lựa chọn giá trị trong phương pháp tìm khoảng giới hạn. Nếu là bài tập tính lượng chất thì giá trị đó thường là số mol, khối lượng, thể tích… Nếu là bài tập tìm chất thì giá trị thường là khối lượng mol.
– Bước 4: Dựa vào giả thiết để thiết lập khoảng giới hạn đối với các giá trị số mol, khối lượng, thể tích… hoặc khối lượng mol của chất cần tìm. Từ đó dựa vào cấu tạo, tính chất của chất và các phương án A, B, C, D đề cho để tìm ra kết quả của bài toán.
III. BÀI TẬP VẬN DỤNG

[ads]