Phương pháp tự chọn lượng chất giải nhanh bài tập Hóa học THPT

Tài liệu gồm 50 trang, được trích dẫn từ cuốn sách Phương Pháp Trọng Tâm Giải Toán Hóa Học THPT của tác giả Lê Văn Nam, hướng dẫn sử dụng phương pháp tự chọn lượng chất giải nhanh bài tập Hóa học THPT.

I. PHƯƠNG PHÁP TỰ CHỌN LƯỢNG CHẤT
1. Nội dung phương pháp tự chọn lượng chất.
Bài tập hóa học mà lượng chất cho ở dạng tổng quát: x mol, m gam, V lít… hoặc cho ở dạng tỉ lệ mol, tỉ lệ khối lượng, tỉ lệ thể tích…được gọi là bài tập hóa học tổng quát. Dạng bài tập này có tính khái quát rất cao, nó có tác dụng tích cực đến sự phát triển tư duy giải bài tập hóa học của học sinh. Tuy nhiên, do lượng chất cho ở dạng tổng quát nên việc tính toán sẽ phức tạp hơn nhiều so với bài tập có số liệu cụ thể.
Vậy làm cách nào để giải nhanh dạng bài tập này? Như ta đã biết, một bài tập đúng ở dạng tổng quát thì cũng đúng trong trường hợp cụ thể. Và việc giải một bài tập có số liệu cụ thể bao giờ cũng dễ dàng hơn so với việc giải một bài tập tổng quát. Từ những cơ sở đó ta suy ra: Để giải nhanh bài tập ở dạng tổng quát thì phương pháp hữu hiệu nhất là chuyển nó về bài tập có số liệu cụ thể bằng cách tự chọn lượng chất thích hợp, có lợi cho việc tính toán.
Phương pháp giải bài tập hóa học bằng cách tự chọn lượng chất thích hợp để chuyển bài tập tổng quát thành bài tập có số liệu cụ thể gọi là phương pháp tự chọn lượng chất.
– Như vậy kết quả giải bài toán không phụ thuộc vào chất đã cho. Trong các trường hợp trên tốt nhất ta tự chọn một giá trị như thế nào để cho việc giải bài toán trở thành đơn giản nhất. Các cách có thể áp dụng:
+ Cách 1: Chọn một mol nguyên tử hoặc phân tử chất tham gia phản ứng.
+ Cách 2: Chọn một mol hỗn hợp các chất tham gia phản ứng.
+ Cách 3: Chọn đúng tỷ lệ lượng chất trong đầu bài đã cho.
+ Cách 4: Chọn cho thông số một giá trị phù hợp để đơn giản phép tính.
2. Ưu điểm của phương pháp tự chọn lượng chất.
Phương pháp tự chọn lượng chất giúp ta chuyển bài tập hóa học từ phức tạp trở thành đơn giản. Sau khi đã chọn lượng chất thích hợp thì bài tập trở thành một dạng rất cơ bản và việc tính toán lúc này sẽ thuận lợi hơn rất nhiều.
II. PHÂN DẠNG BÀI TẬP VÀ CÁC VÍ DỤ MINH HỌA
Phương pháp giải:
Bước 1: Nhận dạng nhanh phương pháp giải bài tập: Khi gặp bài tập hóa học mà lượng chất cho ở dạng tổng quát: x mol, m gam, V lít… hoặc cho ở dạng tỉ lệ mol, tỉ lệ khối lượng, tỉ lệ thể tích…thì ta nên sử dụng phương pháp tự chọn lượng chất.
Bước 2: Căn cứ vào giả thiết để phân tích, đánh giá lượng chất tự chọn là số mol hay khối lượng thì có lợi về mặt tính toán hơn.
Bước 3: Thay lượng chất đã chọn để chuyển bài tập tổng quát thành bài tập cụ thể.
Bước 4: Vận dụng các phương pháp bảo toàn electron, bảo toàn nguyên tố, bảo toàn khối lượng, bảo toàn điện tích… để tính toán với bài tập cụ thể, từ đó suy ra đáp số của bài toán.
Các ví dụ minh họa:
Dạng 1: Chọn lượng chất là mol.
Dạng 2: Chọn lượng chất bằng đúng tỉ lệ mol hoặc tỉ lệ thể tích (đối với các chất khí và hơi).
Dạng 3: Chọn lượng chất là gam.
Dạng 4: Chọn lượng chất thích hợp để thuận lợi cho việc tính số mol.
Dạng 5: Chọn chất và lượng chất phản ứng.
III. BÀI TẬP VẬN DỤNG

[ads]