Các dạng bài tập chuyên đề cảm ứng điện từ

Tài liệu gồm 24 trang, bao gồm kiến thức cần nhớ và phương pháp giải các dạng bài tập chuyên đề cảm ứng điện từ trong chương trình Vật lí 11.

A. KIẾN THỨC CẦN NHỚ
1. Điện tích – Định luật Cu – lông.
2. Hiện tượng cảm ứng điện từ.
3. Định luật Len – xơ.
4. Định luật Fa-ra-đây về cảm ứng điện từ.
B. CÁC DẠNG BÀI TẬP VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI
DẠNG 1: Xác định chiều của dòng điện cảm ứng.
Phương pháp chung Áp dụng định luật Lenxơ: Dòng điện cảm ứng có chiều sao cho từ trường do nó sinh ra có tác dụng chống lại nguyên nhân sinh ra nó. Nếu độ lớn từ thông tăng, dòng điện cảm ứng sẽ tạo ra từ trường ngược chiều với từ trường ban đầu. Nếu độ lớn từ thông giảm, dòng điện cảm ứng sẽ tạo từ trường cùng chiều với từ trường ban đầu.
DẠNG 2: Tính suất điện động và cường độ dòng điện cảm ứng.
1. Phương pháp chung Áp dụng công thức về suất điện động cảm ứng. Kết hợp với các công thức về dòng điện không đổi, định luật Ôm để tính cường độ của dòng điện cảm ứng. 2. Ví dụ minh họa.
DẠNG 3: Suất điện động cảm ứng trong một đoạn dây chuyển động.
1. Phương pháp chung a. Suất điện động cảm ứng trong một đoạn dây dẫn chuyển động trong từ trường Khi đoạn dây dẫn chuyển động cắt các đường sức từ thì trong đoạn dây đó xuất hiện suất điện động (đóng vai trò như nguồn điện). Suất điện động trong trường hợp này cũng gọi là suất điện động cảm ứng. b. Quy tắc bàn tay phải Đặt bàn tay phải hứng các đường sức từ, ngón tay cái choãi ra 900 chỉ chuyều chuyển động của đoạn dây, khi đó đoạn dây dẫn đóng vai trò như một nguồn điện, chiều từ cổ tay đến ngón tay giữa chỉ chiều từ cực âm sang cực dương của nguồn điện đó. Chú ý: Khi mạch được nối kín thì trong mạch có dòng điện cảm ứng ic. Bên trong nguồn điện, dòng điện có chiều từ cực âm sang cực dương, bên ngoài thì ngược lại. c. Biểu thức suất điện động cảm ứng trong đoạn dây. Xét trường hợp đơn giản từ trường B vuông góc với mặt khung dây, khi đó suất điện động trong khung dây được tính theo công thức: Khi mạch kín thì dòng cảm ứng chạy trong dây dẫn có điện trở R: C C e i R Khi trong mạch có hai dòng điện thì số chỉ Ampe kế sẽ là tổng đại số hai dòng điện (hai dòng điện ở đây chính là dòng I do nguồn E tạo ra và dòng iC do hiện tượng cảm ứng điện từ tạo ra). 2. Ví dụ minh hoạ.
DẠNG 4:Tự cảm – Suất điện động tự cảm – Năng lượng từ trường.
1. Kiến thức cơ bản a. Hiện tượng tự cảm Là hiện tượng cảm ứng điện từ xảy ra trong một mạch có dòng điện mà sự biến thiên từ thông qua mạch được gây ra bởi sự biến thiên của cường độ dòng điện trong mạch kín. b. Mối liên hệ giữa từ thông và dòng điện Cảm ứng từ B trong ống dây Từ thông tự cảm qua ống dây: vuông góc với mỗi mặt của vòng dây Với L là độ tự cảm – hệ số tự cảm của ống dây, đơn vị là henri – H.

[ads]