Các dạng bài tập chuyên đề mắt

Tài liệu gồm 27 trang, bao gồm kiến thức cần nhớ và phương pháp giải các dạng bài tập chuyên đề mắt trong chương trình Vật lí 11.

A. KIẾN THỨC CẦN NHỚ
Mắt giống máy ảnh gồm thủy tinh thể (vật kính) và võng mạc (phim). Điểm cực viễn CV là điểm xa nhất của vật để mắt thấy rõ mà không cần điều tiết. Người bình thường có điểm cực viễn ở vô cực. Điểm cực cận CC là điểm gần nhất của vật để mắt thấy rõ nhưng phải điều tiết tối đa. Khoảng cách từ CC đến mắt gọi là khoảng nhìn rõ ngắn nhất của mắt. Kí hiệu: ĐOCC. Khoảng cách từ CV đến CC gọi là giới hạn nhìn rõ của mắt. Mắt cận thị là mắt có độ tụ của thủy tinh thể lớn hơn bình thường (nghĩa là tiêu cự của thủy tinh thể ngắn hơn bình thường). Do đó khi không điều tiết, tiêu điểm F của thủy tinh thể ở trước võng mạc ⇒ Mắt cận thị không nhìn rõ được vật ở xa. Mắt viễn thị là mắt có độ tụ của thủy tinh thể nhỏ hơn bình thường (nghĩa là tiêu cự của thủy tinh thể dài hơn bình thường). Do đó khi không điều tiết, tiêu điểm F của thủy tinh thể ở sau võng mạc ⇒ Mắt viễn thị nhìn vật ở xa phải điều tiết và không nhìn rõ được vật ở gần khi đã điều tiết tối đa.
STUDY TIP Khoảng cách từ thủy tinh thể đến võng mạc không thay đổi, ảnh của vật hiện rõ trên võng mạc là nhờ tiêu cự của thủy tinh thể thay đổi được (do thủy tinh thể thay đổi độ cong của nó). Sự thay đổi tiêu cự của thủy tinh thể để mắt thấy rõ các vật ở xa, gần khác nhau gọi là sự điều tiết của mắt.
B. CÁC DẠNG BÀI TẬP VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI
DẠNG 1: Tiêu cự và độ tụ của thủy tinh thể.
1. Phương pháp chung Khoảng cách từ thủy tinh thể đến võng mạc OV không đổi: d’ = OV (O là quang tâm của thủy tinh thể) Gọi khoảng cách từ vật đến mắt là d. Ta có: f d d’ (f là tiêu cự của thủy tinh thể). 2. Ví dụ minh họa.
DẠNG 2: Sửa tật của mắt.
1. Phương pháp chung Mắt cận thị và cách sửa tật cận thị: Mắt cận thị là mắt khi không điều tiết có tiêu điểm nằm trước võng mạc. Do đó có max f OV với OV là khoảng cách từ quang tâm thuỷ tinh thể tới võng mạc. Khoảng cực cận OCC Đ < 25cm OCV có giá trị hữu hạn Cách sửa (có 2 cách, cách 1 có lợi nhất thường được sử dụng) Cách 1: Đeo thấu kính phân kỳ để nhìn xa như người bình thường, tức là vật ở vô cực cho ảnh ảo qua kính nằm ở điểm cực viễn. Cách 2: Đeo thấu kính phân kỳ để nhìn gần như người bình thường, tức là vật đặt cách mắt 25cm cho ảnh ảo qua kính nằm ở điểm cực cận.

[ads]