THI247.com giới thiệu đến bạn đọc nội dung đề thi và bảng đáp án / hướng dẫn giải đề giữa kì 1 Lịch sử 12 năm 2022 – 2023 trường THPT Lương Thế Vinh – Quảng Nam.
Câu 1: Biến đổi lớn nhất ở khu vực Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai là A. thành lập và mở rộng hiệp hội khu vực – ASEAN. B. Việt Nam góp phần làm sụp đổ chủ nghĩa thực dân kiểu cũ và kiểu mới. C. nhiều nước đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, trở thành nước công nghiệp. D. từ thân phận là nước thuộc địa, các nước đã trở thành quốc gia độc lập, tự chủ. Câu 2: Sự kiện nào đánh dấu sự khởi sắc và hoạt động có hiệu quả của tổ chức ASEAN? A. Vấn đề Campuchia được giải quyết năm 1989. B. Việt Nam gia nhập vào tổ chức ASEAN năm 1995. C. Hiệp ước Bali được kí kết vào tháng 2-1976. D. 10 nước Đông Nam Á tham gia vào tổ chức ASEAN năm 1999. Câu 3: Bước sang thế kỉ XXI các quốc gia dân tộc đang đứng trước nguy cơ, thách thức gì trong vấn đề duy trì hòa bình và an ninh thế giới? A. Nguy cơ của một cuộc chiến tranh thế giới mới. B. Cạnh tranh quyết liệt về kinh tế. C. Chạy đua vũ tranh giữa các nước lớn. D. Nguy cơ của chủ nghĩa khủng bố. Câu 4: Năm 1945, những nước nào ở Đông Nam Á tuyên bố độc lập? A. Việt Nam, Inđônêxia, Mianma. B. Việt Nam, Lào, Campuchia.
C. Thái Lan. Việt Nam, Lào. D. Inđônêxia, Việt Nam, Lào. Câu 5: Quốc gia nào ở khu vực Tây Âu có chính sách đối ngoại là duy trì liên minh chặt chẽ với Mĩ kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay? A. Pháp. B. Đức. C. I-ta-li-a. D. Anh. Câu 6: Nguyên nhân chính giúp Liên Xô hoàn thành khôi phục kinh tế (1945-1950) là nhờ A. tinh thần tự lực tự cường. B. thu được lợi nhuận trong chiến tranh. C. sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa. D. nguồn viện trợ của Mĩ. Câu 7: Năm 1950, nhân dân Ấn Độ giành độc lập từ thực dân nào sau đây? A. Bỉ. B. Bồ Đào Nha. C. Tây Ban Nha. D. Anh. Câu 8: Ý nào dưới đây giải thích không đúng về lí do mở rộng thành viên của tổ chức ASEAN từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX? A. Chiến tranh lạnh đã kết thúc, xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ. B. Quan hệ giữa ba nước Ðông Dương với ASEAN đã được cải thiện tích cực. C. Chống lại sự hình thành trật tự đa cực nhiều trung tâm sau chiến tranh lạnh. D. Thực hiện hợp tác phát triển có hiệu quả theo các nguyên tắc của Hiệp ước Ba-li. Câu 9: Nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật lần thứ hai? A. Anh. B. Nhật. C. Mĩ. D. Pháp.
Câu 10: Đặc điểm lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học –kĩ thuật ngày nay là A. mọi phát minh về kĩ thuật đều do chính người lao động sáng tạo ra. B. mọi phát minh về kĩ thuật đều bắt nguồn từ thực tiễn. C. mọi phát minh về kĩ thuật đều bắt nguồn kinh nghiệm sản xuất. D. khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Câu 11: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945) Liên Xô là nước A. bại trận song kinh tế tăng trưởng cao. B. thắng trận, kinh tế phát triển. C. chịu tổn thất nặng nề trong chiến tranh. D. thu lợi nhiều nhất từ bán vũ khí. Câu 12: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ triển khai chiến lược toàn cầu với tham vọng A. tiêu diệt phong trào công nhân ở các nước tư bản chủ nghĩa. B. làm bá chủ toàn thế giới. C. tiêu diệt phong trào giải phóng dân tộc ở Á, Phi, Mĩ La-tinh. D. tiêu diệt Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa. Câu 13: Từ nửa sau những năm 80 của thế kỉ XX, Nhật Bản đã vươn lên thành siêu cường số một thế giới về A. kinh tế. B. công nghiệp. C. quân sự. D. tài chính. Câu 14: Theo quyết định của Hội nghị Ianta (2-1945), Liên Xô không được phân chia phạm vi ảnh hưởng ở khu vực nào sau đây? A. Tây Âu. B. Đông Âu. C. Đông Béclin. D. Đông Đức. Câu 15: Điểm tương đồng trong chính sách phục hồi kinh tế của Nhật Bản và Tây Âu những năm đầu sau chiến tranh thế giới thứ hai là A. nhận viện trợ của Mĩ B. xâm lược thuộc địa. C. buôn bán vũ khí.
D. chi phí cho quốc phòng thấp. Câu 16: “Cách mạng xanh”là cuộc cách mạng diễn ra trong lĩnh vực? A. Công nghiệp. B. Nông nghiệp. C. Khoa học kĩ thuật. D. Kinh tế. Câu 17: Việc Liên Xô phóng thành công con tàu vũ trụ (1961) đưa nhà du hành vũ trụ Gagarin bay vòng quanh Trái đất đã A. mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người. B. chứng tỏ Liên Xô là một quốc gia có tiềm lực mạnh. C. khẳng định sức mạnh vượt bậc về khoa học-kỹ thuật. D. phá vỡ thế độc quyền về vũ khí nguyên tử của Mĩ. Câu 18: Hiện nay, Việt Nam vân dụng nguyên tắc cơ bản nào của Liên hợp quốc để đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo? A. Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của các nước. B. Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc. C. Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình. D. Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kỳ nước nào. Câu 19: Trọng tâm của đường lối đổi mới ở Trung Quốc (1978-2000) là A. Phát triển văn hóa, giáo dục. B. Phát triển kinh tế. C. Cải tổ chính trị. D. Phát triển kinh tế, chính trị. Câu 20: Nguyên nhân của mâu thuẫn Đông – Tây là A. Do sự đối lập về mục tiêu và chiến lược giữa 2 cường quốc là Liên Xô và Mĩ. B. Do Mĩ phát động “Chiến tranh lạnh” chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa. C. Do các nước phương Tây suy yếu sau chiến tranh lạnh. D. Do Mĩ độc quyền vũ khí nguyên tử.
[ads]