THI247.com sưu tầm và chia sẻ đến bạn đọc nội dung đề thi và bảng đáp án đề kiểm tra giữa học kì 1 Lịch sử 12 năm 2021 – 2022 trường THPT Thị xã Quảng Trị; bạn đọc có thể tải xuống miễn phí file PDF + file WORD để phục vụ cho quá trình học tập và giảng dạy.
Câu 1: Một trong những nguyên nhân thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai là A. tiến hành các cải cách dân chủ. B. đẩy mạnh việc xâm chiếm và bóc lột thuộc địa. C. áp dụng những thành tựu khoa hoc- kĩ thuật. D. tăng cường hợp tác với các nước Tây Âu. Câu 2: Sau chiến tranh thế giới thứ 2 nền kinh tế Mĩ A. phát triển mạnh mẽ. B. bị thiệt hại nặng nề của chiến tranh. C. có dấu hiệu chững lại. D. suy giảm nghiêm trọng. Câu 3: Cơ sở để Mĩ triển khai chiến lược toàn cầu sau chiến tranh thế giới thứ II là A. tiềm lực kinh tế và quân sự của Mĩ. B. phong trào giải phóng dân tộc suy yếu. C. sự suy yếu của các nước tư bản châu Âu. D. sự ủng hộ của các nước Đồng Minh của Mĩ.
Câu 4: Với thắng lợi của nhân dân Môdămbích và Ănggôla năm 1975, đánh dấu: A. nhân dân Châu Phi đã hoàn thành cuộc đấu tranh đánh đổ chế độ độc tài thân Mĩ. B. nhân dân Châu Phi đã hoàn thành cuộc đấu tranh đánh đổ chủ nghĩa thực dân cũ. C. chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi cùng hệ thống thuộc địa của nó cơ bản bị tan rã. D. sự mở đầu cuộc đấu tranh đánh đổ chủ nghĩa thực dân cũ giành độc lập dân tộc. Câu 5: Nguyên thủ các quốc gia nào đã tham dự Hội nghị Ianta (2/1945)? A. Anh, Pháp, Đức. B. Anh, Mĩ, Liên Xô. C. Mĩ, Liên Xô, Trung Quốc. D. Anh, Pháp, Liên Xô. Câu 6: Từ năm 1973 đến năm 1991, điểm mới trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản là A. chú trọng phát triển quan hệ với các nước ở khu vực Đông Bắc Á. B. không còn chú trọng hợp tác với Mỹ và các nước Tây Âu. C. chỉ coi trọng quan hệ với các nước Tây Âu và Hàn Quốc. D. tăng cường quan hệ với các nước Đông Nam Á và tổ chức ASEAN.
Câu 7: Đâu không phải là nguyên nhân thúc đẩy kinh tế Nhật Bản phát triển nhanh chóng thành một siêu cường kinh tế? A. Áp dụng khoa học kĩ thuật hiện đại. B. Nhân tố con người. C. Tài nguyên thiên nhiên dồi dào. D. Chi phí cho quốc phòng thấp. Câu 8: Trước chiến tranh thế giới thứ hai, quốc gia nào ở Đông Bắc Á không bị chủ nghĩa thực dân nô dịch? A. Hàn Quốc B. Triều Tiên. C. Trung Quốc. D. Nhật Bản. Câu 9: Trong giai đoạn đầu (1967- 1975), ASEAN là một tổ chức A. khởi sắc với Hiệp ước Ba li. B. hợp tác hiệu quả, chặt chẽ. C. non trẻ, sự hợp tác còn lỏng lẽo. D. vững chắc, có vị thế trên trường quốc tế. Câu 10: Từ giữa những năm 70(XX), cuộc cách mạng công nghệ đã trở thành cốt lõi của A. cách mạng công nghiệp. B. cách mạng kỹ thuật lần thứ nhất. C. cách mạng thông tin. D. cách mạng khoa học- kỹ thuật hiện đại.
[ads]