Đề thi thử TN THPT 2022 môn Lịch sử trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm – Đắk Lắk

THI247.com giới thiệu đến bạn đọc nội dung đề thi và bảng đáp án / hướng dẫn giải đề thi thử TN THPT 2022 môn Lịch sử trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm – Đắk Lắk.

Câu 1. Năm 1975, sau khi giành thắng lợi trong chiến dịch Tây Nguyên và Huế – Đà Nẵng, Bộ Chính trị Trung ương Đảng Lao Động Việt Nam đã xác định lại thời gian để hoàn thành sớm quyết tâm giải phóng miền Nam là A. trước mùa khô năm 1975. B. trước mùa mưa năm 1975. C. trong 2 năm 1975 và 1976. D. trong 2 năm 1974 và 1975. Câu 2. Đặc điểm bao trùm của phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến đầu năm 1930 là A. cả hai khuynh hướng tư sản và vô sản đều sử dụng bạo lực để loại trừ nhau. B. cả hai khuynh hướng tư sản và vô sản cùng hoạt động mạnh mẽ. C. khuynh hướng vô sản phát triển nhờ kinh nghiệm của khuynh hướng tư sản. D. sự thất bại của khuynh hướng tư sản, khuynh hướng vô sản phát triển mạnh. Câu 3. Trong giai đoạn 1939 – 1945, hội nghị nào sau đây của Đảng Cộng sản Đông Dương đã chủ trương thành lập mặt trận thống nhất dân tộc đầu tiên của riêng Việt Nam? A. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 21.
B. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 6. C. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8. D. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 15. Câu 4. Trong năm đầu sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đứng trước tình thế “Ngàn cân treo sợi tóc” là do A. nạn đói, nạn dốt, khó khăn về tài chính, giặc ngoại xâm và nội phản. B. khối đại đoàn kết dân tộc bị chia rẽ sâu sắc, lực lượng chính trị suy yếu. C. quân Pháp trở lại Đông Dương theo quy định của Hội nghị Pốtxđam. D. các đảng phái trong nước đều cấu kết với quân Trung Hoa Dân Quốc. Câu 5. Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp ở Đông Dương (1919 – 1929), xã hội Việt Nam xuất hiện những giai cấp mới nào? A. Công nhân, địa chủ. B. Tư sản, tiểu tư sản. C. Địa chủ, nông dân. D. Công nhân, nông dân. Câu 6. Mĩ đã sử dụng lực lượng nào sau đây để tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam lần thứ nhất (1965 – 1968)? A. Không quân và hải quân Mĩ. B. Quân các nước thuộc địa Mĩ. C. Quân đội Sài Gòn.
D. Quân các nước đồng minh. Câu 7. Sự kiện lịch sử thế giới nào sau đây có ảnh hưởng đến cách mạng Việt Nam thời kì 1919- 1930? A. Hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật được kí kết. B. Xu thế toàn cầu hóa xuất hiện. C. Liên hợp quốc được thành lập. D. Quốc tế Cộng sản được thành lập. Câu 8. Mục tiêu đấu tranh trước mắt của nhân dân Việt Nam trong phong trào dân chủ 1936 – 1939 là A. đòi độc lập dân tộc và tự do dân chủ. B. đòi tự do, dân chủ, cơm áo và hoà bình. C. giành độc lập dân tộc và ruộng đất cho nông dân. D. đánh đổ đế quốc để dành độc lập tự do. Câu 9. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương (1919-1929), thực dân Pháp đầu tư vốn nhiều nhất vào ngành kinh tế nào? A. Nông nghiệp. B. Thủ công nghiệp. C. Công nghiệp. D. Thương nghiệp. Câu 10. Nội dung nào sau đây không phải là lý do để Đảng, Chính phủ quyết định mở chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950? A. Làm thất bại âm mưu của Pháp – Mĩ trong kế hoạch Rơ-ve. B. Tình hình quốc tế có nhiều thuận lợi cho Việt Nam. C. Tạo thế và lực cho cuộc đấu tranh ngoại giao. D. Thế và lực của quân dân ta ngày càng lớn mạnh.
Câu 11. Nhận xét nào sau đây về phong trào dân chủ 1936 – 1939 ở Việt Nam là không đúng? A. Đây là cuộc vận động dân chủ có tính chất dân tộc. B. Đây là phong trào cách mạng có mục tiêu, hình thức đấu tranh mới. C. Đây là cuộc vận động cách mạng có tính chất dân tộc điển hình. D. Đây là phong trào cách mạng có tính chất dân chủ. Câu 12. Tại hội nghị nào sau đây đã tuyên bố thành lập tổ chức Liên Hợp Quốc? A. Hội nghị Xan Phranxixcô (Mĩ). B. Hội nghị Pốtxđam (Đức). C. Hội nghị Giơnevơ (Thụy Sĩ). D. Hội nghị Pari (Pháp). Câu 13. Nội dung nào sau đây là một trong những yếu tố dẫn đến thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Nhận được viện trợ của các nước Đông Dương. B. Nhận được viện trợ của tất cả các nước châu Âu. C. Có phương pháp đấu tranh phù hợp. D. Nhận viện trợ của tất cả các nước Mĩ Latinh. Câu 14. Trong phong trào Đồng khởi (1959- 1960) ở miền Nam Việt Nam đã ra đời tổ chức nào sau đây? A. Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương. B. Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam. C. Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương. D. Liên minh các lực lượng hòa bình, dân tộc, dân chủ. Câu 15. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II (tháng 02- 1951), Đảng Cộng sản Đông Dương quyết định thành lập riêng ở mỗi nước Đông Dương một A. Chính phủ liên hiệp. B. lực lượng vũ trang. C. Đảng Mác- Lênin. D. mặt trận thống nhất.

[ads]