THI247.com giới thiệu đến bạn đọc nội dung đề thi và bảng đáp án / hướng dẫn giải đề thi thử TNTHPT 2022 môn Sinh học lần 3 trường Trần Quốc Tuấn – Quảng Ngãi.
Câu 1: Một quần thể thực vật có cấu trúc di truyền ở thế hệ xuất phát P là 0,64AA: 0,32Aa: 0,04aa. Tần số alen A của quần thể này là A. 0,8 . B. 0,4 . C. 0,2. D. 0,6 . Câu 2: Nhân tố tiến hóa nào sau đây vừa có thể làm phong phú vốn gen của quần thể vừa có thể làm thay đổi tần số alen của quần thể? A. Chọn lọc tự nhiên. B. Giao phối không ngẫu nhiên. C. Các yếu tố ngẫu nhiên. D. Di – nhập gen. Câu 3: Trong quá trình dịch mã, trên một phân tử mARN thường có một số ribôxôm cùng hoạt động. Các ribôxôm này được gọi là A. pôlinuclêôtit. B. pôlipeptit.
C. pôlinuclêôxôm. D. pôliribôxôm. Câu 4: Bằng chứng trực tiếp về lịch sử tiến hóa của sinh giới là A. cơ quan tương đồng. B. cơ quan thoái hóa. C. tế bào học. D. hóa thạch. Câu 5: Một cơ thể có 2 cặp gen dị hợp, quá trình giảm phân tạo giao tử đã xảy ra hoán vị gen, giao tử Ab được sinh ra với tỉ lệ 15%. Tần số hoán vị gen là bao nhiêu? A. 10%. B. 40%. C. 20%. D. 30%. Câu 6: Cơ thể có kiểu gen nào sau đây là cơ thể dị hợp tử về hai cặp gen? A. AaBB . B. AA. C. Aabb . D. AaBb . Câu 7: Giống lúa gạo vàng mang gen tổng hợp β-carôten là nhờ phương pháp nào sau đây? A. Lai hữu tính.
B. Phương pháp gây đột biến. C. Công nghệ gen. D. Công nghệ tế bào. Câu 8: Độ đa dạng của quần xã sinh vật thể hiện ở A. sự phân bố cá thể trong quần xã. B. số lượng loài có trong quần xã. C. số lượng cá thể tồn tại trong quần xã. D. số lượng cá thể tồn tại trong quần thể. Câu 9: Khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái, ở đó loài có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian gọi là A. khoảng thuận lợi. B. giới hạn sinh thái. C. sinh cảnh. D. khoảng chống chịu. Câu 10: Mối quan hệ giữa hai loài nào sau đây thuộc về quan hệ cộng sinh? A. Phong lan và cây thân gỗ. B. Cỏ dại và lúa. C. Thỏ và mèo rừng. D. Nấm và vi khuẩn lam tạo thành địa y.
Câu 11: Một số cây cùng loài sống gần nhau có hiện tượng rễ của chúng nối liền với nhau. Hiện tượng này thể hiện mối quan hệ A. hỗ trợ cùng loài. B. cộng sinh. C. hỗ trợ khác loài. D. cạnh tranh cùng loài. Câu 12: Nuclêôtit nào sau đây không tham gia cấu tạo nên mARN? A. Ađênin. B. Guanin. C. Timin. D. Xitôzin. Câu 13: Phương pháp nào sau đây tạo ra cây con có kiểu gen hoàn toàn giống với cây mẹ? A. Sử dụng công nghệ chuyển gen. B. Lai tế bào sinh dưỡng. C. Nuôi cấy mô tế bào. D. Nuôi cấy hạt phấn gây lưỡng bội. Câu 14: Côđon nào sau đây quy định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã? A. 5’UXX3’. B. 5’UGA3’. C. 5’AGG3’. D. 5’GUA3’. Câu 15: Động vật nào sau đây có hệ tuần hoàn đơn? A. Cáo. B. Chim ruồi. C. Ếch nhái. D. Cá rô phi.
[ads]