Lý thuyết và câu hỏi trắc nghiệm Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản từ năm 1945 đến nay

THI247.com giới thiệu đến bạn đọc tài liệu lý thuyết trọng tâm và câu hỏi trắc nghiệm Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản từ năm 1945 đến nay trong chương trình Lịch sử lớp 12.

Mục tiêu:
Kiến thức:
+ Khái quát được quá trình phát triển của nước Mĩ, Tây Âu và Nhật Bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000.
+ Liệt kê được những thành tựu tiêu biểu về kinh tế, khoa học – kĩ thuật. Phân tích được nguyên nhân phát triển kinh tế.
+ Nêu và giải thích được những chính sách đối ngoại tiêu biểu của Mĩ, các nước Tây Âu và Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
+ So sánh và đánh giá được vị trí, vai trò của Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản trong đời sống kinh tế thế giới và quan hệ quốc tế.
Kĩ năng:
+ Khai thác tư liệu, tranh ảnh, lược đồ để chiếm lĩnh kiến thức.
+ Phân tích, so sánh, đánh giá các sự kiện lịch sử.
I. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM
MỸ, TÂY ÂU, NHẬT BẢN (1945 – NAY) A. MỸ 1. Tình hình kinh tế a, 1945 – 1973: phát triển mạnh mẽ → Mĩ trở thành trung tâm kinh tế – tài chính lớn nhất thế giới. *Biểu hiện: – Nửa sau những năm 40, chiếm hơn 1/2 sản lượng công nghiệp thế giới – Năm 1949, sản lượng nông nghiệp gấp 2 lần sản lượng của Anh, Pháp, CHLB Đức, Nhật Bản, Italia cộng lại – Nắm hơn 50% số tàu bè đi lại trên biển, 3/4 dự trữ vàng thế giới. – Chiếm gần 40% tổng sản phẩm kinh tế thế giới * Nguyên nhân phát triển: – Lãnh thổ rộng, tài nguyên phong phú, nhân lực dồi dào,… – Lợi dụng chiến tranh để làm giàu – Áp dụng thành tựu cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại – Các tổ hợp công nghiệp – quân sự, công ti, tập đoàn có sức sản xuất, cạnh tranh lớn và hiệu quả – Cách chính sách và biện pháp của Nhà nước đóng vai trò quan trọng b, 1973 – 1991: Kinh tế Mĩ lâm vào phát triển không ổn định. * Biểu hiện: – Từ năm 1973 đến năm 1982, khủng hoảng, suy thoái. – Từ năm 1983, phục hồi và phát triển trở lại. * Nguyên nhân suy thoái – Tác động từ cuộc khủng hoảng năng lượng (1973) – Sa lầy trong các cuộc chiến tranh xâm lược (Việt Nam,…) – Chi phí quân sự cho việc chạy đua vũ trang trong Chiến tranh lạnh. c, 1991 – nay: Trải qua các đợt suy thoái ngắn, nhưng kinh tế Mĩ vẫn đứng đầu thế giới 2, Khoa học – kĩ thuật – Khởi đầu cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại, đạt nhiều thành tựu + Đi đầu trong lĩnh vực chế tạo công cụ sản xuất mới, vật liệu mới. + Chế tạo ra vật liệu mới: vật liệu tổng hợp, polime,… + Chinh phục vũ trụ: đưa người lên Mặt Trăng (1969),… + Đi đầu trong cuộc “cách mạng xanh” trong nông nghiệp – Nhà nước quan tâm đầu tư → khoa học – kĩ thuật tiếp tục phát triển mạnh mẽ + Đầu tư hàng trăm tỉ USD cho giáo dục và nghiên cứu khoa học + Các đội ngũ các nhà khoa học đông đảo nhất thế giới + Chiếm 1/3 số lượng bản quyền phát minh sáng chế của thế giới. + Dẫn đầu thế giới về số lượng các nhà khoa học đạt giải Nô – ben 3, Chính sách đối ngoại – Triển khai chiến lược toàn cầu với tham vọng bá chủ thế giới * Mục tiêu: + Ngăn chặn và tiến tới xóa bỏ CNXH trên thế giới + Đàn áp phong trào cách mạng thế giới + Khống chế, chi phối các nước đồng minh * Thủ đoạn tiến hành + Thực hiện “Kế hoạch Macsan” + Khởi xướng Chiến tranh lạnh + Thành lập các khối quân sự (NATO, SENTO,…) + Gây xung đột, chiến tranh xâm lược ở nhiều nơi . – Học thuyết Ri – gân: Tiếp tục triển khai chiến lược toàn cầu → Tăng cường chạy đua vũ trang, đối đầu với Liên Xô. Chạy đua vũ trang tốn kém. Mĩ bị suy giảm vị thế → Tháng 12/ 1989 Mĩ và Liên Xô tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh. – Thực hiện chiến lược “Cam kết và mở rộng”, với mục tiêu: + Bảo đảm an ninh với lực lượng quân sự mạnh + Khôi phục và phát triển sức mạnh của nền kinh tế Mĩ + Can thiệp vào nước khác bằng khẩu hiệu “thúc đẩy dân chủ” – Tìm cách thiết lập trật tự thế giới “một cục”, chi phối toàn thế giới. – Năm 1995 Mĩ bình thường hóa quan hệ với Việt Nam B. TÂY ÂU (1945 – NAY) 1, Các giai đoạn phát triển Kinh tế Chính sách đối ngoại 194 5 – 195 0 – Bị chiến tranh tàn phá – Nhận viện trợ của Mĩ qua “Kế hoạch Mácsan” – Năm 1950, kinh tế cơ bản phục hồi – Liên minh chặt chẽ với Mĩ – Tìm cách trở lại các thuộc địa cũ của mình 195 0 – 197 3 – Kinh tế phát triển nhanh chóng – Nhiều nước Tây Âu trở thành cường quốc công nghiệp (Anh, Pháp, CHLB Đức,..) – Đầu thập kỉ 70, Tây Âu trở thành một trong ba – Một số nước tiếp tục liên minh chặt chẽ với Mĩ (Anh, Đức, Italia). – Một số nước đa dạng hóa quan hệ đối ngoại → khẳng định được ý thức độc lập, thoát khỏi sự lệ trung tâm kinh tế – tài chính của thế giới – Nguyên nhân phát triển: + Áp dụng những thành tựu khoa học – kĩ thuật hiện đại để tăng năng suất lao động – Vai trò điều tiết, quản lí của Nhà nước – Tận dụng tốt các cơ hội bên ngoài : vốn, nguyên liệu,… thuộc Mĩ (Pháp, Thụy Điển, Phần Lan). 199 1 – nay – Đầu thập kỉ 90, trải qua đợt suy thoái ngắn. – Từ năm 1994, kinh tế phục hồi và phát triển. – Là một trong ba trung tâm kinh tế – tài chính hàng đầu thế giới – Anh liên minh chặt chẽ với Mĩ – Pháp, Đức trở thành đối trọng với Mĩ – Các nước Tây Âu mở rộng quan hệ với các nước tư bản phát triển, Đông Âu, các nước đang phát triển và các nước SNG – Năm 1990, quan hệ EU – Việt Nam chính thức được thiết lập. 2, Liên minh Châu Âu – Năm 1990 EU đặt quan hệ ngoại giao chính thức với Việt Nam – Tháng 6/ 2012, hai bên đã kí Hiệp định Đối tác và Hợp tác toàn diện (PCA) và khởi động đàm phán Hiệp định thương mại tự do (FTA) → thúc đẩy quan hệ Việt Nam – EU phát triển toàn diện. QUAN HỆ EU VÀ VIỆT NAM a, Sự ra đời và quá trình phát triển + Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, khuynh hướng liên kết khu vực diễn ra mạnh mẽ + Nhu cầu liên minh, hợp tác giữa các nước vì lợi ích chung đặt ra cấp thiết. →Năm 1951 “Cộng đồng than thép châu Âu” được thành lập, gồm 6 nước: Pháp, CHLB Đức, Bỉ, Italia, Hà Lan, Lucxambua. – Năm 1957 “Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu” và “Cộng đồng kinh tế châu Âu” (EEC) được thành lập. – Năm 1967 ba tổ chức trên hợp nhất thành “Cộng đồng châu Âu” (EC) – Năm 1991 các nước thành viên EC kí Hiệp ước Maxtrich (Hà Lan) đổi tên thành Liên minh châu Âu (EU) với 15 nước thành viên – Năm 2004, EU kết nạp thêm 10 nước – Năm 2007, kết nạp thêm 2 nước. Tổng cộng 27 nước thành viên b, Vai trò – Thúc đẩy sự hợp tác, liên minh giữa các nước thành viên trên các lĩnh vực kinh tế, tiền tệ, chính trị, đối ngoại, an ninh. – Cuối thập kỉ 90, EU đã trở thành tổ chức liên kết chính trị – kinh tế lớn nhất hành tinh, chiếm hơn 1/4 GDP của thế giới c, Mục đích và hoạt động – Mục đích: Hợp tác, liên minh giữa các nước thành viên về kinh tế, tiền tệ, chính trị, đối ngoại và an ninh chung – Hoạt động: + Năm 1999, phát hành đồng tiền chung châu Âu (Euro) + Năm 2002, đồng Euro chính thức được sử dụng ở nhiều nước EU C. NHẬT BẢN (1945 -NAY) Kinh tế Khoa học – kĩ thuật Chính sách đối ngoại 1945 – 1950 – Bại trận trong chiến tranh, phải gánh chịu hậu quả nặng nề – Bị Mĩ chiếm đóng – SCAP thực hiện 3 cuộc cải cách: + Giải tán các Daibátxư + Cải cách ruộng đất + Dân chủ hóa lao động → Kinh tế khôi phục, đạt mức trước chiến tranh – Liên minh chặt chẽ với Mĩ – Năm 1951, Hiệp ước hòa bình Xan Phranxixcô và Hiệp ước An ninh Mĩ – Nhật được kí kết → chấm dứt chế độ chiếm đóng của Đồng minh. 1950 – 1973 – Phát triển nhanh, từ 1960 – 1973, phát triển “thần kì” + Tốc độ tăng trưởng bình quân là 10,8% (1960 -1969) + Năm 1968, đứng thứ 2 trong thế giới tư bản (sau Mĩ) – Đầu tư mua bằng phát minh sáng chế của nước ngoài (6 tỉ USD) – Tập trung vào lĩnh vực công nghiệp dân dụng và đạt nhiều thành tựu – Nền tảng căn bản trong chính sách đối ngoại là liên minh chặt chẽ với Mĩ – Năm 1956 bình thường hóa quan hệ với Liên Xô và gia nhập Liên hợp quốc – Đầu thập kỉ 70, Nhật trở thành một trong ba trung tâm kinh tế – tài chính lớn nhất thế giới 1973 – 1991 – do tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng thế giới, từ năm 1973, kinh tế phát triển xen kẽ khủng hoảng suy thoái ngắn – Nửa sau những năm 80, Nhật vươn lên thành siêu cường tài chính số một thế giới – Là chủ nợ lớn nhất thế giới – Chính sách đối ngoại mới thể hiện trong các học thuyết Phucưđa và Kaiphu: tăng cường quan hệ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội với các nước Đông Nam Á và tổ chức ASEAN – Năm 1973, Nhật thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam → hiện nay là đối tác chiến lược toàn diện của Việt Nam 1991 – nay – Từ đầu thập kỉ 90, kinh tế lâm vào tình trạng suy thoái – Vẫn là một trong ba trung tâm kinh tế – tài chính của thế giới – Tiếp tục phát triển ở trình độ cao. – Đến năm 1992, đã phóng 49 vệ tinh và hợp tác có hiệu quả với Mĩ, Liên Xô trong các chương trình vũ trụ quốc tế. – Duy trì liên minh chặt chẽ với Mĩ. Năm 1996, 2 nước ra tuyên bố kéo dài vĩnh viễn Hiệp ước An ninh Mĩ – Nhật – Coi trọng quan hệ với Tây Âu, mở rộng đối ngoại với các đối tác trên phạm vi toàn cầu, đặc biệt là Đông Nam Á.
II. HỆ THỐNG CÂU HỎI ÔN LUYỆN

[ads]