Phương pháp học nhanh Vật lý THPT chủ đề sóng âm

Tài liệu Phương pháp học nhanh Vật lý THPT chủ đề sóng âm được trích từ cuốn sách Phương Pháp Học Nhanh A – Z Vật Lý THPT Quốc Gia của tác giả Phạm Hồng Vương.

I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT
1. Sóng âm là sóng cơ truyền trong các môi trường khí, lỏng, rắn (Âm không truyền được trong chân không) – Trong chất khí và chất lỏng, sóng âm là sóng dọc. – Trong chất rắn, sóng âm gồm cả sóng ngang và sóng dọc.
2. Âm nghe được có tần số từ 16Hz đến 20 000Hz mà tai con người cảm nhận được. Âm này gọi là âm thanh. – Siêu âm: là sóng âm có tần số > 20 000Hz – Hạ âm: là sóng âm có tần số < 16Hz.
3. Nguồn âm là các vật dao động phát ra âm. Dao động âm là dao động cưỡng bức có tần số bằng tần số của nguồn phát.
4. Tốc độ truyền âm: – Trong mỗi môi trường nhất định, tốc độ truyền âm không đổi. – Tốc tốc truyền âm phụ thuộc vào tính đàn hồi, mật độ và nhiệt độ của môi trường. – Tốc độ: Khi sóng âm truyền từ không khí vào nước thì vận tốc tăng bước sóng tăng Chú ý: Thời gian truyền âm trong môi trường: với kk mt v và v là vận tốc truyền âm trong không khí và trong môi trường.
5. Các đặc trưng vật lý của âm (tần số, cường độ (hoặc mức cường độ âm), năng lượng và đồ thị dao động của âm) a. Tần số của âm: Là đặc trưng quan trọng. Khi âm truyền từ môi trường này sang môi trường khác thì tần số không đổi, tốc độ truyền âm thay đổi, bước sóng của sóng âm thay đổi. b. Cường độ âm tại một điểm là đại lượng đo bằng năng lượng mà sóng âm tải qua một đơn vị diện tích đặt tại điểm đó, vuông góc với phương truyền sóng trong một đơn vị thời gian. W là năng lượng, công suất phát âm của nguồn; S (m2) là diện tích miền truyền âm. + Với sóng cầu thì S là diện tích mặt cầu 2 S R 4. Khi R tăng k lần thì I giảm k2 lần. c. Mức cường độ âm: là cường độ âm chuẩn. Khi I tăng 10n lần thì L tăng thêm 10n (dB). Chú ý: Khi hai âm chêch lệch nhau L L 10n dB 2 1 ta nói: số nguồn âm bây giờ đã tăng gấp a lần so với số nguồn âm lúc đầu.
6. Đặc trưng sinh lí của âm: (3 đặc trưng là độ cao, độ to và âm sắc) – Độ cao của âm gắn liền với tần số của âm. (Độ cao của âm tăng theo tần số âm) – Độ to của âm là đặc trưng gắn liền với mức cường độ âm. (Độ to tăng theo mức cường độ âm) – Âm sắc gắn liền với đồ thị dao động âm, giúp ta phân biệt được các âm phát ra từ các nguồn âm, nhạc cụ khác nhau. Âm sắc phụ thuộc vào tần số và biên độ của các hoạ âm.
II. BÀI TẬP

[ads]