Phương pháp học nhanh Vật lý THPT chủ đề sóng điện từ

Tài liệu Phương pháp học nhanh Vật lý THPT chủ đề sóng điện từ được trích từ cuốn sách Phương Pháp Học Nhanh A – Z Vật Lý THPT Quốc Gia của tác giả Phạm Hồng Vương.

I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT
1. Điện từ trường – Khi 1 từ trường biến thiên theo thời gian thì nó sinh ra 1 điện trường xoáy (là 1 điện trường mà các đường sức bao quanh các đường cảm ứng từ). Ngược lại khi một điện trường biến thiên theo thời gian nó sinh ra 1 từ trường xoáy (là 1 từ trường mà các đường cảm ứng từ bao quanh các đường sức của điện trường). – Dòng điện qua cuộn dây là dòng điện dẫn, dòng điện qua tụ điện là dòng điện dịch (là sự biến thiên của điện trường giữa 2 bản tụ). – Điện trường và từ trường là 2 mặt thể hiện khác nhau của 1 loại trường duy nhất là điện từ trường.
2. Sóng điện từ: là điện từ trường lan truyền trong không gian của điện từ trường biến thiên tuần hoàn theo thời gian. a. Đặc điểm sóng điện từ: – Sóng điện từ lan truyền được trong chân không với tốc độ 8 c 3 10 m s – Sóng điện từ là sóng ngang do nó có 2 thành phần là thành phần điện E và thành phần từ B vuông góc với nhau và vuông góc với phương truyền sóng. – Dao động của điện trường và từ trường tại 1 điểm luôn đồng pha. – Cũng có các tính chất giống như sóng cơ học: phản xạ, khúc xạ, giao thoa. Truyền tốt trong các môi trường thường theo thứ tự: Chân không > khí > lỏng > rắn.
3. Bước sóng của sóng điện từ.
4. Bài toán ghép tụ: Kinh nghiệm: Đừng học thuộc lòng, bạn chỉ cần nhớ mối liên hệ thuận – nghịch giữa các đại lượng T, f, C, L với nhau ta sẽ có ngay các công thức trên!
5. Mạch dao động có L biến đổi từ L L Min Max và C biến đổi từ C C Min Max thì bước sóng của sóng điện từ phát (hoặc thu).
6. Góc quay của tụ xoay – Tụ xoay có điện dung C tỉ lệ theo hàm số bậc nhất đối với góc xoay + Từ các dữ kiện min max min max ta tìm được 2 hệ số a và b. + Từ các dữ kiện và L ta tìm được C rồi thay vào suy ra góc xoay + Khi tụ quay từ min đến (để điện dung từ Cmin đến C) thì: min min max min max min + Khi tụ quay từ vị trí max về vị trí (để điện dung từ C đến Cmax) thì: max max max min max min.
7. Nguyên tắc chung của việc thông tin truyền thanh bằng sóng vô tuyến a) Phát và thu sóng điện từ: Dựa vào nguyên tắc cộng hưởng điện từ trong mạch LC – Để phát sóng điện từ người ta mắc phối hợp 1 máy phát dao động điều hòa với 1 ăngten (là 1 mạch dao động hở) – Để thu sóng điện từ người ta mắc phối hợp 1 ăngten với 1 mạch dao động có tần số riêng điều chỉnh được (để xảy ra cộng hưởng với tần số của sóng cần thu). b) Nguyên tắc chung: A. Phải dùng sóng điện từ cao tần để tải thông tin gọi là sóng mang. B. Phải biến điệu các sóng mang: “trộn” sóng âm tần với sóng mang. C. Ở nơi thu phải tách sóng âm tần ra khỏi sóng mang. D. Khuếch đại tín hiệu thu được. Lưu ý: Sóng mang có biên độ bằng biên độ của sóng âm tần, có tần số bằng tần số của sóng cao tần. c) Sơ đồ khối của máy phát thanh vô tuyến điện đơn giản: Máy phát Máy thu (1): Micrô. (2): Mạch phát sóng điện từ cao tần. (3): Mạch biến điệu. (4): Mạch khuyếch đại. (5): Anten phát. (1): Anten thu. (2): Mạch khuyếch đại dao động điện từ cao tần. (3): Mạch tách sóng. (4): Mạch khuyếch đại dao động điện từ âm tần. (5): Loa. Chú ý: Tìm hiểu cách xác định kinh độ và vĩ độ.
II. BÀI TẬP

[ads]