Chuyên đề các định luật Niu-tơn bồi dưỡng HSG Vật lí 10

Chuyên đề các định luật Niu-tơn bồi dưỡng HSG Vật lí 10 gồm 29 trang, được trích dẫn từ cuốn sách Công Phá Đề Thi Học Sinh Giỏi Vật Lí Lớp 10 của tác giả Nguyễn Phú Đồng.

A. TÓM TẮT KIẾN THỨC
B. NHỮNG CHÚ Ý KHI GIẢI BÀI TẬP
VỀ KIẾN THỨC VÀ KỸ NĂNG:
– Cần phần biệt cặp lực cân bằng (đặt vào một vật, cùng phương, ngược chiều và cùng độ lớn) và cặp lực trực đối (đặt vào hai vật khác nhau, cùng phương, ngược chiều và cùng độ lớn) khi biểu diễn lực và giải thích các hiện tượng liên quan đến tương tác giữa các vật.
– Tác dụng giữa hai vật bao giờ cũng có tính tương tác (qua lại): A tác dụng lên B một lực thì B cũng tác dụng lại A một lực, hai lực này là hai lực trực đối trong định luật III Niu-tơn.
– Có thể biểu diễn ngắn gọn nội dung các định luật Niu-tơn như sau:
+ Định luật I: F a vật đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều.
+ Định luật II: F a m a cùng hướng với F và F a m.
+ Định luật III: 21 12 F F lực tương tác giữa hai vật là hai lực trực đối.
– Phép tổng hợp lực và phân tích lực đều tuân theo quy tắc hình bình hành.
+ Nếu xét trong hệ Oxy thì hệ thức trên tương đương với.
– Cần phối hợp với các công thức ở phần Động học chất điểm khi giải bài tập.
VỀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI:
1. Với dạng bài tập về tổng hợp và phân tích lực: Phương pháp giải là:
– Tổng hợp lực:
+ Sử dụng quy tắc hình bình hành: F là các lực thành phần F là hợp lực.
+ Chú ý các trường hợp đặc biệt của hai lực thành phần: cùng chiều, ngược chiều, vuông góc, bằng nhau.
– Phân tích lực:
+ Xác định hai phương có biểu hiện của lực và phân tích lực thành hai lực thành phần theo hai phương đó.
+ Sử dụng quy tắc hình bình hành F là các lực thành phần F là hợp lực.
2. Với dạng bài tập về khảo sát chuyển động của vật khi biết lực tác dụng.
Phương pháp giải là:
– Chọn hệ quy chiếu thích hợp.
– Xác định các lực tác dụng lên vật (hình vẽ).
– Sử dụng định luật II Niu-tơn.
– Chiếu hệ thức vectơ lên chiều (+) đã chọn, xác định được a.
– Kết hợp với các điều kiện ban đầu để xác định các đại lượng động học của chuyển động.
3. Với dạng bài tập về xác định lực tác dụng khi biết các đại lượng động học.
Phương pháp giải là:
– Chọn hệ quy chiếu thích hợp.
– Xác định gia tốc của vật.
– Xác định các lực tác dụng lên vật (vẽ hình).
– Sử dụng định luật II Niu-tơn.
– Kết hợp với các điều kiện ban đầu để xác định các lực tác dụng vào vật.
4. Với dạng bài tập về tương tác giữa các vật. Phương pháp giải là:
– Chọn hệ quy chiếu thích hợp.
– Sử dụng định luật III Niu-tơn.
– Chiếu hệ thức vectơ trên lên chiều (+) đã chọn, xác định được các đại lượng cần tìm.
C. CÁC BÀI TẬP VẬN DỤNG

[ads]