Chuyên đề cân bằng tổng quát của vật rắn bồi dưỡng HSG Vật lí 10

Chuyên đề cân bằng tổng quát của vật rắn bồi dưỡng HSG Vật lí 10 gồm 29 trang, được trích dẫn từ cuốn sách Công Phá Đề Thi Học Sinh Giỏi Vật Lí Lớp 10 của tác giả Nguyễn Phú Đồng.

A. Tóm tắt kiến thức
B. Những chú ý khi giải bài tập
* Về kiến thức và kĩ năng:
– Khi vận dụng điều kiện cân bằng tổng quát để giải các bài toán về cân bằng của vật rắn cần:
+ Xác định đầy đủ cá lực tác dụng vào vật.
+ Áp dụng điều kiện cân bằng tổng quát của vật rắn. Chú ý lựa chọn hệ trục tọa độ và trục quay thích hợp để việc vận dụng các hệ thức trên được đơn giản.
– Đối với các bài toán về chuyển động của vật rắn cần chú ý: chuyển động bất kì của vật rắn là tổng hợp của chuyển động tịnh tiến và chuyển động quay:
+ Khi vật chuyển động tịnh tiến: đối với khối tâm.
+ Bánh xe, vành tròn lăn trên mặt đường: điểm tiếp xúc của bánh xe với mặt đường là trục quay tức thời nên momen của trọng lực, phản lực của mặt đường đối với trục quay đó bằng 0.
+ Vật chuyển động trên đường vòng: hợp lực tác dụng lên vật phải có giá đi qua khối tâm.
* Về phương pháp giải:
Với dạng bài tập về cân bằng tổng quát của vật rắn. Phương pháp giải là:
– Xác định vật cần xét sự cân bằng.
– Xác định các lực tác dụng vào vật (điểm đặt, hướng) trên hình vẽ.
– Sử dụng các điều kiện cân bằng.
– Từ điều kiện cân bằng, xác định các đại lượng theo yêu cầu của đề bài.
Chú ý:
– Xác định đúng tay đòn lực.
– Sử dụng tính chất tam giác đồng dạng.
C. Các bài tập vận dụng

[ads]