Đề giữa kì 1 Lịch sử 12 năm 2022 – 2023 trường THPT Bình Chiểu – TP HCM

THI247.com sưu tầm và giới thiệu đến bạn đọc nội dung đề thi và bảng đáp án / hướng dẫn giải Đề giữa kì 1 Lịch sử 12 năm 2022 – 2023 trường THPT Bình Chiểu – TP HCM.

Câu 1. Mối quan hệ giữa Cộng hòa Liên bang Đức và Cộng hòa Dân chủ Đức được cải thiện thông qua sự kiện nào sau đây? A. Việc kí Hiệp ước hạn chế vũ khí tiến công chiến lược năm 1972. B. Hiệp ước hạn chế hệ thống phòng chống tên lửa năm 1972 được kí kết. C. Việc kí Định ước Helsinki năm 1975. D. Hiệp định về những cơ sở của quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức được kí kết. Câu 2. Hãy cho biết ba “con rồng” kinh tế châu Á thuộc khu vực Đông Bắc Á A. Triều Tiên, Hàn Quốc, Nhật Bản. B. Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan. C. Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản. D. Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản. Câu 3. Sự kiện nào sau đây không thuộc những biến đổi cơ bản của các nước Đông Bắc Á sau năm 1945? A. Sự thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. B. Từ các nước thuộc địa trở thành các nước độc lập. C. Sự ra đời của hai nhà nước trên bán đảo Triều Tiên. D. Một số nước đạt nhiều thành tựu quan trọng trong công cuộc xây dựng đất nước. Câu 4. Ngày 8 – 9 – 1951, Nhật Bản ký kết với Mĩ hiệp ước gì? A. Hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật. B. Hiệp ước phòng thủ chung Đông Nam Á. C. Hiệp ước liên minh Mĩ –Nhật. D. Hiệp ước chạy đua vũ trang. Câu 5. Quyết định nào dưới đây của Hội nghị Ianta (2 – 1945) đã tạo điều kiện cho thực dân Pháp trở lại xâm lược Đông Dương? A. Liên Xô không được đưa quân đội vào Đông Dương. B. Đông Nam Á vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng của các nước phương Tây.
C. Đồng ý cho quân Trung Hoa Dân quốc và quân Anh vào Đông Dương. D. Quân Anh sẽ mở đường cho thực dân Pháp chiếm lại Đông Dương. Câu 6. Trong các nguyên nhân phát triển kinh tế của Mĩ, nguyên nhân nào quan trọng nhất? A. Nước Mĩ rộng lớn, giàu tài nguyên, vừa ít bị chiến tranh tàn phá vừa lợi dụng làm giàu từ chiến tranh. B. Nguồn nhân lực dồi dào và trình độ kĩ thuật cao. C. Mĩ khởi đầu cách mạng khoa học – kĩ thuật của nhân loại và áp dụng thành công những thành tựu khoa học – kĩ thuật. D. Nhà nước có chính sách điều tiết hợp lí, trình độ tập trung tư bản cao và các công ty của Mĩ có sức sản xuất, cạnh tranh hiệu quả. Câu 7. Ấn Độ trở thành một trong những cường quốc sản xuất phần mềm lớn nhất thế giới nhờ thực hiện cuộc cách mạng nào? A. cách mạng xanh. B. cách mạng trắng. C. cách mạng công nghiệp. D. cách mạng chất xám. Câu 8. Biến đổi có ý nghĩa lớn nhất đối với các dân tộc Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì? A. Việt Nam góp phần làm sụp đổ chủ nghĩa thực dân kiểu cũ và kiểu mới. B. Từ thân phân phận bị mất độc lập đã trở thành các quốc gia độc lập, tự chủ. C. Nhiều nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, trở thành nước công nghiệp. D. Thành lập và mở rộng liên minh khu vực – ASEAN. Câu 9. Biểu hiện nào sau đây thể hiện giai đoạn từ 1991 đến năm 2000, khoa học – kĩ thuật của Mĩ vẫn tiếp tục phát triển? A. Tạo ra 25% giá trị sản phẩm của toàn thế giới, là kinh đô của điện ảnh và là cường quốc thể thao. B. Chiếm 1/3 số lượng bản quyền phát minh sáng chế của toàn thế giới, GDP năm 2000 là 9.765 tỉ USD.
C. Mĩ dẫn đầu về số lượt người nhận giải Nobel, giải Grammy có tiếng vang và ảnh hưởng quan trọng đến nhạc trẻ thế giới. D. Chiếm 1/3 số lượng bản quyền phát minh sáng chế, Mĩ dẫn đầu về số lượt người nhận giải Nobel. Câu 10. Khi Nhật đầu hàng Đồng minh (1945), 3 quốc gia nào ở Đông Nam Á tuyên bố độc lập? A. Philippine, Campuchia, Việt Nam. B. Indonesia, Việt Nam, Lào. C. Việt Nam, Philippine, Lào. D. Miến Điện, Lào, Việt Nam. Câu 11. Phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi và khu vực Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai có điểm tương đồng về A. Đối tượng đấu tranh B. Hình thức đấu tranh C. Kết quả cuối cùng D. Quy mô, mức độ Câu 12. Kinh tế Nhật Bản phát triển “thần kì” trong giai đoạn nào? A. từ năm 1952 đến năm 1960. B. từ năm 1973 đến năm 1991. C. từ năm 1991 đến năm 2000. D. từ năm 1960 đến năm 1973. Câu 13. Những năm đầu sau khi Liên Xô tan rã, Liên bang Nga thực hiện chính sách đối ngoại ngả về phương Tây nhằm mục đích gì? A. Để xây dựng một liên minh kinh tế lớn ở châu Âu. B. Để tăng cường hợp tác khoa học – kỹ thuật với các nước châu Âu. C. Để nhận được sự ủng hộ về chính trị và sự viện trợ về kinh tế. D. Để thành lập một liên minh chính trị ở châu Âu. Câu 14. Nguyên nhân chủ yếu buộc Mĩ và Liên Xô chấm dứt Chiến tranh lạnh là gì? A. Do sự phát triển của khoa học kĩ thuật và xu thế toàn cầu hóa. B. Do cuộc chạy đua vũ trang kéo dài làm cho hai nước tốn kém, suy giảm về nhiều mặt. C. Do Tây Âu và Nhật Bản vươn lên mạnh mẽ trở thành đối thủ cạnh tranh của Mĩ. D. Do sự lớn mạnh của Trung Quốc và Ấn Độ và phong trào giải phóng dân tộc. Câu 15. Mục tiêu nào của Mĩ trong “Chiến lược toàn cầu” được áp dụng sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Ngăn chặn, đẩy lùi, tiến tới tiêu diệt hoàn toàn chủ nghĩa phát xít. B. Khẳng định sức mạnh tuyệt đối của quân đội Mĩ trên toàn cầu. C. Khống chế, chi phối các nước Tư bản chủ nghĩa khác. D. Ra sức truy quét, tiêu diệt chủ nghĩa khủng bố. Câu 16. Đặc điểm nổi bật của quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX là gì? A. Hai siêu cường Xô – Mĩ đối thoại, hợp tác. B. Hợp tác chính trị – văn hóa là xu thế chủ đạo. C. Hai siêu cường Xô – Mĩ đối đầu gay gắt. D. Hòa bình hợp tác trở thành xu thế chủ đạo. Câu 17. Ý nào sau đây thể hiện tình hình kinh tế Mĩ trong thập niên 90 của thế kỉ XX? A. Trải qua một số đợt suy thoái ngắn. B. Phát triển nhanh chóng. C. Lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng. D. Phát triển “thần kì”. Câu 18. Nhận xét nào sau đây không đúng về vai trò của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc? A. Chịu sự giám sát và chi phối của Đại hội đồng. B. Chịu trách nhiệm duy trì hòa bình và an ninh thế giới. C. Mọi quyết định phải có sự nhất trí của 5 Ủy viên thường trực. D. Là cơ quan chính trị quan trọng nhất, mỗi năm họp một kì. Câu 19. Cộng đồng châu Âu ra đời trên cơ sở hợp nhất các tổ chức nào? A. Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu và cộng đồng kinh tế châu Âu. B. Cộng đồng than – thép châu Âu, cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu, cộng đồng kinh tế châu Âu. C. Cộng đồng than – thép châu Âu và cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu. D. Cộng đồng than – thép châu Âu và cộng đồng kinh tế châu Âu. Câu 20. Phong trào đấu tranh vũ trang ở Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai đã khiến A. hệ thống thuộc địa của thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha sụp đổ hoàn toàn. B. chính quyền độc tài ở nhiều nước bị lật đổ, các chính phủ dân tộc dân chủ được thiết lập. C. chủ nghĩa phân biệt chủng tộc Apácthai bị xóa bỏ hoàn toàn. D. chính quyền dân chủ tư sản ở nhiều nước bị lật đổ, các nhà nước vô sản được thiết lập.

[ads]