Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Hóa học sở GD&ĐT Bắc Ninh

Chỉ còn chưa đầy một tháng rưỡi nữa là kỳ thi THPT Quốc gia môn Hóa học năm học 2018 – 2019 do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức sẽ chính thức diễn ra. Và để giúp các em học sinh khối 12 đang sinh sống và học tập tại tỉnh Bắc Ninh có một sự chuẩn bị thật chu đáo cho kỳ thi sắp tới, vừa qua, phòng quản lý chất lượng, trực thuộc sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Ninh đã tổ chức kỳ thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học năm học 2018 – 2019.

THI247.com giới thiệu đến các em nội dung đề thi và đáp án đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Hóa học sở GD&ĐT Bắc Ninh, đề thi có mã đề 201 được biên soạn dựa theo hình thức và cấu trúc đề tham khảo THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2019 do Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất, đề gồm 6 trang với 40 câu Hóa học lớp 10, 11 và 12 (nội dung Hóa học 12 chiếm phần lớn), thời gian làm bài thi thử môn Hóa học là 50 phút.

Trích dẫn đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Hóa học sở GD&ĐT Bắc Ninh:
+ Thí nghiệm chỉ xảy ra ăn mòn hóa học là?
A. Cắt miếng sắt tây (sắt tráng thiếc), để ngoài không khí ẩm. B. Nhúng thanh đồng nguyên chất vào dung dịch Fe2(SO4)3.
C. Cho miếng gang vào dung dịch H2SO4 loãng. D. Nhúng thanh kẽm vào dung dịch CuCl2.
+ Hỗn hợp X gồm Fe(NO3)2, Fe3O4, FeCl2, Zn và Cu (trong đó nguyên tố Fe chiếm 19,186% về khối lượng). Cho 78,81 gam X tan hoàn toàn vào dung dịch chứa 2,07 mol HCl. Sau khi các phản ứng xảy ra thu được dung dịch Y (trong đó các muối có khối lượng là 130,185 gam) và hỗn hợp khí Z (gồm 0,09 mol khí N2O và 0,075 mol khí H2). Cho dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch Y, kết thúc phản ứng thấy thoát ra 0,045 mol khí NO (sản phẩm khử duy nhất của NO3-); đồng thời thu được 319,125 gam kết tủa. Thành phần % theo khối lượng của Zn có trong hỗn hợp X gần nhất với giá trị nào sau đây?
+ Tiến hành thí nghiệm phản ứng màu biure theo các bước sau đây:
Bước 1: Cho vào ống nghiệm 1 ml dung dịch protein 10%, 1 ml dung dịch NaOH 30% và 1 giọt dung dịch CuSO4 2%.
Bước 2: Lắc nhẹ ống nghiệm.
Phát biểu nào sau đây sai?
A. Lúc đầu có kết tủa màu xanh, khi lắc tạo dung dịch màu tím.
B. Dung dịch protein có thể pha bằng cách lấy lòng trắng trứng cho vào nước và khuấy đều.
C. Người ta phải dùng dung dịch NaOH dư để tạo môi trường kiềm cho phản ứng.
D. Lúc đầu có kết tủa màu xanh, khi lắc kết tủa tan tạo dung dịch không màu.

[ads]