Đề thi thử TNTHPT 2022 môn Lịch sử lần 3 trường Trần Quốc Tuấn – Quảng Ngãi

THI247.com giới thiệu đến bạn đọc nội dung đề thi và bảng đáp án / hướng dẫn giải đề thi thử TNTHPT 2022 môn Lịch sử lần 3 trường Trần Quốc Tuấn – Quảng Ngãi.

Câu 1: Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968 đã mở ra một bước ngoặt trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân ta, vì A. đã buộc Mĩ phải rút toàn bộ quân viễn chinh và quân đồng minh về nước. B. đã đánh bại hoàn toàn chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mĩ. C. mở ra cục diện vừa đánh vừa đàm cho cuộc kháng chiến chống Mĩ. D. đã buộc Mĩ phải kí Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam. Câu 2: Cơ quan ngôn luận của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên là A. báo Đỏ. B. báo Búa liềm. C. báo Nhân dân. D. báo Thanh niên. Câu 3: Nội dung nào sau đây phù hợp với phong trào cách mạng 1930-1931 ở Việt Nam? A. Đánh bại hoàn toàn thực dân Pháp và tay sai. B. Xây dựng được chính quyền trên cả nước. C. Khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng. D. Làm lung lay tận gốc chế độ phong kiến. Câu 4: Nội dung nào không phản ánh đường lối đổi mới kinh tế của Đảng? A. Mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại. B. Xây dựng nền kinh tế quốc dân với cơ cầu nhiều ngành nghề. C. Phát triển kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa. D. Phát triển nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp. Câu 5: Nhận xét nào sau đây là phù hợp về vai trò Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (1919-1929)? A. Đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam. B. Nâng cao ý thức chính trị cho giai cấp công nhân. C. Đánh dấu sự thắng lợi khuynh hướng vô sản. D. Chấm dứt tình trạng bế tắc về đường lối cứu nước.
Câu 6: Hoạt động chính của Phan Châu Trinh trong phòng trào yêu nước đầu thế kỉ XX ở Việt Nam là A. ra sức tuyên truyền lí luận giải phóng dân tộc theo khuynh hướng vô sản. B. lập tổ chức Việt Nam Quang phục hội để bạo động chống Pháp. C. lập Hội Duy Tân và tiến hành phong trào Đông Du đưa học sinh sang Nhật. D. tổ chức phong trào Duy Tân ở Trung kì với nhiều hình thức phong phú. Câu 7: Nhận xét nào sau đây phù hợp với cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại thế kỉ XX? A. Đánh dấu chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống thế giới. B. Làm cho chiến lược toàn cầu của Mĩ bị phá sản hoàn toàn. C. Trực tiếp làm sụp đổ hoàn toàn trật tự thế giới hai cực Ianta. D. Làm xuất hiện xu thế liên kết khu vực và hội nhập toàn cầu. Câu 8: Trong giai đoạn 1975 – 1979, nhân dân ta phải tiến hành các cuộc chiến đấu bảo vệ A. biên giới phía Đông và biên giới phía Tây. B. biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc. C. biên giới phía Tây và biên giới Tây Nam. D. biên giới phía Nam và biên giới Đông Bắc. Câu 9: Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng (2/1930) đã xác định nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam là A. chống chế độ phản động thuộc địa và tay sai. B. đánh đổ đế quốc Pháp và phong kiến. C. đánh đổ đế quốc Pháp – Nhật. D. chống phát xít, chống chiến tranh đế quốc. Câu 10: Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 5/1941 chủ trương thành lập A. Mặt trận Dân chủ Đông Dương. B. Mặt trận Việt Minh.
C. Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương. D. Mặt trận Liên Việt. Câu 11: Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai (19-5-1883) của nhân dân Hà Nội có ý nghĩa là A. đập tan hoàn toàn ý chí xâm lược miền Bắc của quân Pháp. B. giúp triều đình Huế thay đổi thái độ và đối phó với Pháp tích cực hơn. C. đánh dấu thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược. D. cổ vũ nhân dân cả nước tiếp tục đẩy mạnh kháng chiến chống Pháp. Câu 12: Thắng lợi quan trọng mà Hiệp định Giơnevơ năm 1954 đem lại cho nhân dân Việt Nam là A. thực dân Pháp cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam. B. các bên tham chiến thực hiện ngừng bắn ở Nam Bộ, tạo thuận lợi cho đàm phán. C. các bên tham chiến thực hiện tập kết, chuyển quân và chuyển giao khu vực. D. kẻ thù cam kết hàn gắn vết thương chiến tranh, bình thường hóa quan hệ với Việt Nam. Câu 13: Nhiệm vụ của cách mạng miền Nam sau 1954 là gì? A. Tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa cùng với miền Bắc. B. Cùng với miền Bắc tiến hành công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. C. Đấu tranh chống sự chi viện của Mĩ cho chính quyền Sài Gòn. D. Trực tiếp đấu tranh chống chiến tranh xâm lược kiểu mới của Mĩ. Câu 14: Khoa học – kĩ thuật của Nhật Bản chủ yếu tập trung vào lĩnh vực A. công nghiệp dân dụng. B. công nghiệp xây dựng. C. công nghiệp hàng không vũ trụ. D. công nghiệp phần mềm. Câu 15: Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam tháng 2/1930 đã chấm dứt A. khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản ở Việt Nam. B. tình trạng khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
C. khuynh hướng cứu nước theo hệ tư tưởng phong kiến ở Việt Nam. D. sự lãnh đạo của giai cấp tư sản dân tộc đối với cách mạng Việt Nam. Câu 16: Phong trào Đồng khởi (1959-1960) ở miền Nam Việt Nam thắng lợi dẫn đến sự ra đời của A. Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam. B. Mặt trận Liên hiệp quốc dân Việt Nam. C. Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương. D. Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh. Câu 17: Một trong những khó khăn mà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa phải đối mặt ngay trong năm đầu sau thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là A. Mĩ giúp Pháp thực hiện kế hoạch Rơve. B. nền kinh tế bao cấp bộc lộ những trì trệ. C. tình trạng ngân sách trống rỗng. D. Nhật độc chiếm Đông Dương. Câu 18: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, chính sách đối ngoại của Mĩ thể hiện tham vọng A. xác lập vai trò lãnh đạo của Mĩ ở châu Âu. B. xác lập vai trò lãnh đạo của Mĩ ở châu Mĩ. C. xác lập vai trò lãnh đạo của Mĩ ở châu Á – Thái Bình Dương. D. xác lập vai trò lãnh đạo của Mĩ trên toàn cầu. Câu 19: Tính chất của phong trào Cần vương là A. phong trào yêu nước theo hệ tư tưởng phong kiến. B. phong trào nông dân chống Pháp vì mục đích tự vệ. C. phong trào yêu nước theo hệ tư tưởng dân chủ tư sản. D. phong trào yêu nước khuynh hướng vô sản. Câu 20: Nội dung nào sau đây là ý nghĩa của việc hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước ở Việt Nam (1975-1976)? A. Đáp ứng được điều kiện để Việt Nam gia nhập tổ chức ASEAN. B. Đánh dấu cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam đã hoàn thành. C. Đánh dấu việc hoàn thành thống nhất đất nước trên tất cả các lĩnh vực. D. Tạo điều kiện chính trị cơ bản để tăng cường sức mạnh của đất nước.

[ads]